Giáo sư Mỹ bị đình chỉ giảng dạy vì đề nghị nữ sinh gốc Việt đổi tên

Ông Matthew Hubbard, giáo sư khoa toán Trường cao đẳng Laney, thành phố Oakland, bang California đã bị đình chỉ giảng dạy tạm thời để điều tra sau khi đề nghị một nữ sinh gốc Việt “Anh hoá” tên của cô để tránh việc phát âm giống một lời xúc phạm trong tiếng Anh.

Ông Matthew Hubbard (phải) và cô Phuc Bui (trái).

Theo một số ảnh chụp màn hình đoạn email trao đổi giữa giáo sư Matthew Hubbard và một sinh viên Việt tên Phuc Bui Diem Nguyen (gọi ngắn là Phuc Bui) được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, ông Hubbard đã đề nghị nữ sinh viên “Anh hóa” tên của cô vì cái tên Phuc Bui khi đọc bằng tiếng Anh nghe đồng âm với một lời xúc phạm.

Đáp lại email của giáo sư, cô Phuc Bui, sinh viên năm nhất trường Laney, đã nói rằng đề nghị ‘Anh hoá” tên của cô “mang tính phân biệt chủng tộc” và tuyên bố sẽ khiếu nại với Văn phòng Title IX nếu ông không gọi cô đúng theo tên khai sinh.

Trong email trả lời sau đó, ông Hubbard đã giải thích rằng tên “Phuc Bui” khi đọc bằng tiếng Anh sẽ nghe giống một từ thô tục (F* Boy) và nói rằng nếu ông sống ở Việt Nam và tên của ông đọc bằng tiếng Việt cũng nghe thô tục như vậy thì ông sẽ đổi tên khác để tránh xấu hổ cho ông và người gọi tên ông.

“Tôi biết em bị xúc phạm nhưng em cần hiểu rằng tên của em gây phản cảm trong ngôn ngữ của tôi”, vị giáo sư Mỹ viết.

Email trao đổi giữa hai bên

Chị gái của cô Phuc Bui sau đó đã đăng tải câu chuyện lên Instagram, chỉ trích vị giáo sư là “thiếu hiểu biết và trơ tráo.”

“Là một giáo sư, ông ta nên cố gắng học tên và văn hoá của cô ấy, chứ đừng cố gắng ‘tẩy trắng’ (whitewash) cái tên đó. Em gái tôi tốt nghiệp trung học với suy nghĩ cuối cùng thì cô ấy có thể sử dụng tên thật của mình. Thật mừng rằng cha mẹ tôi muốn chúng tôi gìn giữ văn hoá bằng cách giữ lại tên tiếng Việt của chúng tôi,” cô viết.

Trường cao đẳng Laney có hơn 17.000 sinh viên, với khoảng 30% là người gốc châu Á. Các lớp học đang được tiến hành trực tuyến thông qua phần mềm Zoom, còn khuôn viên trường vẫn đóng cửa do đại dịch COVID-19.

Trong một tuyên bố, hiệu trưởng của trường Tammeil Gilkerson, cho biết trường “đã thảo luận và làm việc để chống lại nạn phân biệt chủng tộc, bài ngoại và bạo lực trong cộng đồng người da đen và châu Á – Thái Bình Dương” trong hàng thập kỷ.  

Bà Gilkerson sau đó thông báo rằng giáo sư Hubbard, người đã giảng dạy tại Laney trong 15 năm, đã bị cho nghỉ hành chính để điều tra về vụ việc. 

“Chúng tôi nhận ra rằng trường học và cộng đồng của chúng tôi chính là sự phản ánh của một xã hội rộng lớn hơn và chúng tôi phải tích cực chống lại sự thiếu hiểu biết trong giáo dục. Chúng tôi sẽ không dung thứ cho sự phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử hay áp bức dưới bất kỳ hình thức nào,” bà Gilkerson viết.

Vụ việc đã gây ra làn sóng chỉ trích dữ dội giáo sư Hubbard trên mạng xã hội. Nhiều người gọi ông là “kẻ ngốc”, “phân biệt chủng tộc.”

Stewart Kwoh, người sáng lập tổ chức thúc đẩy quyền cho người Mỹ gốc Á cho biết việc học tên và nền tảng của những cái tên đó phải là một phần của quy trình đào tạo cho các giáo sư và sinh viên. 

“Tên của bạn nói lên bạn là ai. Nếu người khác từ chối gọi bạn theo tên đó, bạn sẽ nhận được thông điệp rằng tên của bạn và chính bản thân bạn không được chấp nhận. Bạn sẽ cảm thấy không có giá trị. Nó là một sự xúc phạm vì tên thật của bạn bị coi như một sự vi phạm hay một từ nguyền rủa,” ông Kwoh nói. 

Hôm 20/6, giáo sư Hubbard đã đưa ra lời xin lỗi trên Twitter của ông trước khi tài khoản này bị xóa. “Tôi xin lỗi vì những hành động nhạy cảm của tôi đã gây tổn thương và tức giận cho sinh viên và gây tổn thương cũng như tức giận cho nhiều người đã đọc hai email không phù hợp của tôi trên Internet”, ông viết.

Tuy vậy, cũng có những ý kiến bảo vệ giáo sư Hubbard, cho rằng việc ông đề nghị cô Phuc Bui đổi tên là bình thường vì để tránh việc cái tên của cô bị đàm tiếu sau lưng. Một số người cũng cho rằng cụm từ “phân biệt chủng tộc” đã bị lạm dụng quá mức, trở thành lý do để lăng mạ và kết tội người khác.

“Nếu tên tôi là vậy, tôi cũng muốn thay đổi nó một chút để tránh bị mọi người cười và chế giễu,” độc giả Carol bình luận.

“Đó chỉ là một sự va chạm văn hoá. Nó đã diễn ra từ lâu. Ông ấy chỉ muốn giúp cô ta. Ngày nay một hành động thiện chí lại bị trừng phạt.”

“Thật buồn cười khi thấy cánh tả lại bị mắc vào cái ‘phải đạo chính trị’ không ngừng nghỉ”.

“Tôi đã thử đọc tên cô ấy và thấy giống như lời ông giáo sư nói. Nếu tất cả đều gọi cô ấy như vậy tôi đảm bảo cô ấy sẽ phàn nàn.”

Xuân Lan (tổng hợp)

Xem thêm:

Xuân Lan

Published by
Xuân Lan

Recent Posts

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

4 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

9 phút ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

9 phút ago

Đội hình Phalanx huyền thoại chinh phục khắp thế giới

Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.

19 phút ago

Maria Zakharova: ‘Cánh NATO cực đoan’ thúc đẩy chiến tranh với Nga

Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…

21 phút ago

5 kiểu phụ nữ dù không xinh đẹp xuất chúng vẫn khiến người khác dễ chịu

Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…

29 phút ago