Lễ rước thánh Agapit do Giáo hội Chính thống UOC chủ trì với hàng ngàn người tham gia tại Tu viện Các hang động Kyiv đã diễn ra vào hôm qua 14/6 (giờ Kyiv), bất chấp sự chèn ép của chính quyền Ukraine nhắm vào giáo hội này. Trước đó vài ngày đã diễn ra buổi lễ vinh danh nhân vật gây tranh cãi Ivan Mazepa, do giáo hội mới OCU được chính quyền nâng đỡ cử hành, nhưng dường như không thấy có dân chúng hay tín đồ nào hiện diện.
Theo hình ảnh trên video, người đứng đầu UOC — ông Metropolitan Onufriy Berezovsky— đã đứng ra chủ trì nghi lễ này.
Thông thường, những nghi lễ diễn ra ở Tu viện Kyiv là do tu viện trưởng Metropolitan Pavel Lebed đứng ra chủ trì. Nhưng từ hôm 1/4, ông Pavel (62 tuổi) bị chính quyền Ukraine bắt và tạm giam với còng điện tử, thì ông Onufriy (79 tuổi) thường thấy xuất kiện trong cương vị chủ trì các buổi lễ lớn của tu viện.
Agapit Bezmezdnik (? – 1095) là tu sỹ xuất thân Kyiv nổi tiếng thế kỷ 11 của Chính thống Giáo Đông phương (Orthodox). Ông được biết đến như người chữa bệnh miễn phí, người thầy thuốc nổi tiếng đầu tiên của Kiev Rus bấy giờ. Sau đó ông trở thành tu sỹ Chính thống Giáo thuộc của Tu viện Các hang động Kyiv (Kyiv Pechersk Lavra), tu viện được lập ra trước đó không lâu bởi người thầy khổ hạnh Anthony của ông.
Theo niềm tin của Chính thống Giáo Đông phương (một nhánh lớn phổ biến ở Nga và các nước Đông Âu như Ukraine của Kitô giáo), thì cả tu sỹ Agapit và tu sỹ Anthony đều được phong thánh.
Lễ rước thánh dành cho ông là vào ngày 14/6 (ngày 1/6 theo lịch Julius) và ngày 11/10 (ngày 28/9 theo lịch Julius). Di tích (thánh tích) của ông được đặt trong khu vực các hang động (Lower Lavra — phần các hang động ngầm của tu viện). Những lễ rước thánh này là một trong những nghi lễ truyền thống của Chính thống Giáo.
Tu viện Các hang động Kyiv (nhiều khi gọi tắt là Tu viện Kyiv), biểu tượng ngàn năm của Chính thống Giáo, hiện đang vẫn trong giai đoạn tranh chấp quyền sở hữu. Nguyên nhân là chính quyền Kyiv muốn chèn ép và xóa sổ Giáo hội Chính thống UOC vốn có từ trước ở Ukraine. Đặc biệt là thời gian qua, khi tư tưởng dân tộc cực đoan và chống Nga (bài Nga) lên cao, cùng với chiến tranh diễn ra, thì hoạt động chèn ép này đang diễn ra trên phạm vi toàn quốc. Năm ngoái, UOC đã lên án Nga và tuyên bố không còn liên hệ gì với Giáo hội Chính thống Nga.
Hồi tháng 3, Bộ Văn hóa tuyên bố trục xuất các tu sỹ UOC của Tu viện Kyiv. Các tu sỹ đã không rời đi, mà kiện lên tòa án Kyiv. Tòa án hiện nay vẫn chưa ra kết luận cuối cùng. Tháng trước, với cảnh sát vũ trang được điều động, phần lớn các tòa nhà của tu viện đã được lấy đi và bàn giao cho Cục Lưu trữ Pechersk Lavra —cơ quan bảo tồn di tích lịch sử thuộc Bộ– và các tu sỹ UOC hiện còn ở lại tại một số tòa nhà. Về quan điểm, Bộ vẫn tuyên bố toàn bộ các tu sỹ UOC phải rời đi.
Tức là hiện nay Tu viện Kyiv tồn tại song song 2 cơ cấu quản lý, mỗi bên quản lý một phần. Không rõ tình trạng này sẽ có thể kéo dài bao lâu.
Giáo hội UOC vẫn quản lý tu viện như một cơ sở tôn giáo, tức là như họ vẫn làm từ năm 1988 khi tiếp quản nơi này.
Còn Cục Lưu trữ thì quản lý nơi đây như một viện bảo tàng. Tuy nhiên, Cục vẫn cho các nghi lễ tôn giáo được cử hành, nhưng là với chủ trì của giáo hội mới OCU do nhà nước nâng đỡ.
Theo tuyên bố nhiều lần của Bộ trưởng Văn hóa, thì ‘bảo tàng’ này có thể còn dùng để cử các hoạt động văn hóa khác như hội thảo hay chuyên đề, thậm chí ca nhạc như nhạc Rock.
Như đã đưa tin, Bộ Văn hóa và Chính sách Thông tin đã tổ chức một sự kiện vinh danh Ivan Mazepa, một nhân vật lịch sử gây nhiều tranh cãi, ở Tu viện vào hôm Chủ Nhật vừa qua.
Trong bức ảnh, có thể thấy ông Bộ trưởng Văn hóa Oleksandr Tkachenko, người quay mặt về phía máy ảnh, mặc áo vét trông như áo da và bên trong là áo màu đen với hình ảnh màu đỏ. Có thể thấy ông Cục trưởng Cục Lưu trữ Maxim Ostapenko, người đứng sát tay trái và chếch đằng sau của bộ trưởng.
Có thể thấy ông Avraamy Lotysh, người mới được OCU tấn phong làm viện trưởng của ‘tu viện’, sau khi ông rời khỏi UOC và đầu nhập sang OCU, vào thời điểm Bộ tuyên bố trục xuất các tu sỹ UOC. Ông Avraamy mặc trang phục tu sỹ đứng ngay trước chiếc bục và nhìn vào ngọn nến trên chiếc bánh ở trên bục. Tất nhiên giáo hội UOC hoàn toàn không thừa nhận ông này cùng chức danh tu viện trưởng của ông.
Nhân vật được vinh danh trong buổi lễ này là Ivan Mazepa, nhân vật lịch sử thời Sa Hoàng. Ông được đánh giá khác nhau tùy góc nhìn nhận. Phía Nga gọi ông là kẻ phản bội Sa Hoàng, khi ông phản chiến lúc đang giữ chức Hetman (cầm đầu quân đội) vùng Zaporizhia người Cossack. Ông đầu nhập sang quân Thụy Điển của vua Charles VII xâm lược, và tham chiến trong trận Poltava (1709) nổi tiếng lịch sử như một tướng chỉ huy của quân Thụy Điển. Hiện nay, trái ngược với Nga, chính quyền Kyiv coi ông Ivan Mazepa là anh hùng dân tộc.
Hầu như không thấy tín đồ Kitô nào xuất hiện trong ‘buổi lễ’ vinh danh anh hùng dân tộc do Bộ Văn hóa và OCU tổ chức, mặc dù nó được cử hành vào ngày Chủ Nhật (9/6).
Điều này khác hẳn những gì chính quyền Kyiv tuyên truyền về việc họ đang được giáo dân và nhân dân ủng hộ, với các con số do Kyiv đăng lên cho thấy OCU đã giành tuyệt đại đa số giáo dân Chính thống.
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…