Thế Giới

Hành hương tới tu viện Pochaev năm nay ở Ukraine

Hàng năm, hàng vạn tín đồ Kitô Ukraine đi bộ bắt đầu từ ngày 19/8, ngày Chúa Kitô Hiển Dung, và tới Tu viện Pochaev thuộc tỉnh Ternopil vào ngày 26/8 để đón ngày lễ lớn nhất ở tu viện này, ngày Đức Mẹ An Giấc 28/8, theo niềm tin Chính thống Giáo ở Đông Âu. Năm nay, qua các hình ảnh trên mạng xã hội, hoạt động rước thánh giá 200 km này vẫn đang tiếp tục diễn ra, bất chấp sự chống phá của chính quyền Zelensky.

Một nhóm 3.000 tín đồ UOC đã tập trung ở nhà thờ Alexander Nevsky ngày 19/8, trước giờ cuộc hành hương rước thánh giá đi bộ tới Tu viện Pochaev cách đó 200 km (ảnh chụp từ video trên mạng xã hội)

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong những ngày qua đã liên tiếp hối thúc việc thông qua lệnh cấm Giáo hội Chính thống Giáo UOC. Ngày 20/8, Quốc hội ở Kiev đã thông qua dự luật 8371. Sau khi được tổng thống ký, nó sẽ trở thành luật chính thức, cấm hoạt động của UOC, đưa hàng triệu tín đồ của giáo hội này ra ngoài vòng pháp luật.

Mặc kệ tình hình căng thẳng, các tín đồ UOC vẫn tiến hành hoạt động hành hương như hàng năm. Hiện nay, có thể xem trên các mạng xã hội —tìm từ ️ХРЕСНИЙ ХІД— sẽ thấy rất nhiều hình ảnh về các đoàn đi bộ rước thánh giá của các tín đồ UOC.

Năm ngoái, các ước đoán số lượng tín đồ hành hương lên tới 10.00040.000 người, bất chấp các cấm đoán của chính quyền.

Dưới đây là video nhóm tín đồ tập họp ở tu viện Alexander Nevsky, tỉnh Kamianets-Podilskyi, ngày 19/8 năm nay, trước khi lên đường tới Tu viện Pochaev. Theo OUJ báo cáo, riêng nhóm này đã là 3.000 người.

Tuyến đường từ Kamianets-Podilskyi tới Tu viện Pochaev là tuyến đường chính thức của cuộc hành hương, dài khoảng 200 km. Các tín đồ có thể lựa chọn tới tập trung ở một trong các nhà thờ ở đây vào ngày 19/8, để bắt đầu hành trình đầy thử thách về đức tin và nghị lực này. Đây là hoạt động truyền thống có lịch sử khoảng 200 năm.

Dưới đây là một video những cảnh đi bộ hành hương rước thánh giá trong những ngày này. Có rất nhiều những video tương tự trên các mạng xã hội:

Dưới đây là video năm ngoái, trưa ngày 26/8 khi đoàn hành hương tới cổng tu viện Pochaev:

Tham khảo báo cáo về hoạt động này vào năm ngoái:

Tu viện Pochaev đang bị chính quyền tịch thu

Tu viện Pochaev, tên đầy đủ là Holy Dormition Pochaev Lavra (lavra nghĩa là tu viện nam), là tu viện Chính thống Giáo có từ 1720, nay thuộc tỉnh Ternopil, thuộc về Giáo hội Chính thống Giáo Ukraine UOC.

Theo UOJ, hiện nay tu viện đang lọt vào quá trình tịch thu của chính quyền, điều mà chính quyền Ukraine đang làm nhắm vào những cơ sở thờ tự của UOC trong những năm qua.

Tòa án Thương mại tỉnh Ternopil, ngày 14/8/2024 đã phán quyết tịch thu tòa nhà của tu viện, vốn đang thuộc quyền sở hữu của UOC.

Nói giản lược, lập luận của tòa, ấy là quyền sở hữu của UOC, giáo hội lịch sử 1.000 năm tuổi, đối với tu viện có từ thế kỷ 18 này, là bất hợp pháp; cho nên, nhà nước tịch thu.

Không chỉ tu viện Pochaev, mà tất cả các tu viện của UOC đều nằm trong tầm ngắm của chính quyền Zelensky. Luật 8371 được ban hành sẽ được dùng làm cái gọi là ‘cơ sở pháp lý’ cho việc này. Người của chính quyền hiện nay đã công khai nói thẳng ra như vậy.

Mặc dù luật 8371 chưa chính thức công bố, nó còn cần ông Zelensky ký (điều mà gần như chắc chắn sẽ diễn ra), nhưng ông Volodymyr Viatrovych —một đại biểu Quốc hội Ukraine— đã viết trên Facebook những định hướng ban đầu về việc triển khai luật này sau khi nó có hiệu lực.

Trong đó có đoạn nói về tịch thu các cơ sở thờ tự, ông lập luận, nghe còn hơn cả lập luận của cộng sản, rằng nhà thờ là tài sản của nhân dân: “Đây không phải là ‘đàn áp tín ngưỡng’ nào đó như đồn đại, mà đây là nhận thức chung. Bởi vì nhà thờ, mà vốn là của nhân dân Ukraine, cho nên phải được dùng bởi người Ukraine.”

Những tín đồ của UOC không được chính quyền Kiev hiểu là “người Ukraine,” mà được miêu tả là người của Nga, của “giáo hội Nga.”

Tờ New York Times khi đưa tin về việc thông qua luật 8371, có đoạn viết:

“Đa số người Ukraine ủng hộ việc cấm giáo hội liên quan tới Nga (ám chỉ UOC). Một thăm dò vào tháng 4 của Kiev International Istitude of Sociology, cho thấy 63% người dân Ukraine ủng hộ việc đưa họ ra ngoài vòng pháp luật.”

Một đọc giả của New York Times bình luận: “63% ủng hộ cấm ROC, tức là tẩy chay gần 40% dân số. Điều này đúng là khẳng định cho cốt lõi lập luận của ông Putin khi xâm lược Ukraine rồi, tức là, bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của người gốc Nga tại Ukraine.”

Như được chứng kiến trên thực tế những ngày này ở Ukraine, vô cùng đông đảo các tín đồ của UOC, hiển nhiên là những người Ukraine đích thực, đang bất chấp những cấm đoán của chính quyền để thực hành tín ngưỡng truyền thống cả nghìn năm lịch sử của mình.

Không rõ chính quyền Kiev, hiện đang sống bằng tiền viện trợ của phương Tây, sẽ giải quyết mâu thuẫn này như thế nào.

Chính thống Giáo (Orthodox) phổ biến ở Đông Âu, gồm cả Nga và Ukraine trong đó, là một nhánh lớn của Kitô giáo, bên cạnh nhánh khác là Công giáo (Catholics).

Nguyên ban đầu trung tâm của Chính thống Giáo là ở thành phố lịch sử Constantinople (Istanbul ngày nay), nhưng qua lịch sử phát triển, thì hiện nay quốc gia có cộng đồng Chính thống Giáo đông nhất là Nga.

Tôn giáo này tuy từng bị đàn áp mạnh mẽ vào thời Liên Xô, nhưng đã khôi phục trở lại mạnh mẽ vào thời ông Vladimir Putin, một tín đồ Chính thống Giáo, làm tổng thống.

Chính thống Giáo đặt chân tới Nga, hay nói chính xác hơn là đặt chân ở Kiev bên bờ sông Dnepr, vào 1.000 năm trước. Bấy giờ là nước Kiev Rus, tiền thân của Nga, Ukraine, Belarus sau này. Qua quá trình phát triển, khi trung tâm tôn giáo chuyển về Nga thời Sa hoàng, các nhà thờ ở Ukraine hiện nay là thuộc về Chính thống Giáo Nga ROC.

UOC ban đầu kế thừa lịch sử này, được hiểu là một nhánh của ROC.

Chiến tranh Ukraine nổ ra năm 2022, ROC ủng hộ ông Putin. UOC tuyên bố tách khỏi ROC và trở thành giáo hội độc lập, không còn chút gì liên quan tới Nga.

Bất chấp mọi giải thích của UOC, và bất chấp thực tiễn rằng UOC cũng là người sinh ra và lớn lên ở Ukraine, chính quyền Kiev luôn nói rằng UOC là giáo hội Nga.

Kỳ thực, chính quyền Kiev nâng đỡ một giáo hội khác, mang tên OCU, thành lập vào tháng 12/2018, và coi đó mới là giáo hội của Ukraine.

Thời Zelensky, một người Do Thái, làm tổng thống, ông đã có những hoạt động phá vỡ truyền thống của Chính thống Giáo.

Ví dụ, Chính thống Giáo tổ chức các ngày lễ tôn giáo của mình theo lịch Julius, lịch mà Kitô giáo cổ xưa vẫn dùng từ thời Đế Chế La Mã. Đây là lịch lệch 13 ngày so với lịch Gregory mà Công giáo dùng, hiện phổ biến ở các nước phương Tây. Ông Zelensky đã vận động và ban luật đổi ngày lễ Giáng sinh từ ngày 7/1 theo Chính thống Giáo sang ngày 25/12 theo Công giáo.

Hiện nay là sắp ban lệnh cấm hẳn UOC, tổ chức tôn giáo đông nhất Ukraine.

Nhật Tân (t/h)

Nhật Tân

Published by
Nhật Tân

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

5 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

6 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

6 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

7 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

9 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

10 giờ ago