Theo SCMP, hôm thứ Tư (23/6), chính quyền Biden đã ra lệnh cấm nhập khẩu vật liệu quan trọng sản xuất tấm pin mặt trời từ công ty Hoshine Silicon Industry đặt tại Trung Quốc vì cáo buộc cưỡng bức lao động.
Bộ Thương mại Mỹ cũng đã ban hành các hạn chế riêng đối với việc xuất khẩu của Hoa Kỳ sang công ty Hoshine, ba công ty Trung Quốc khác và Tập đoàn bán quân sự sản xuất và xây dựng Tân Cương (XPCC), cáo buộc rằng các công ty này có liên quan đến nạn cưỡng bức lao động người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm dân tộc thiểu số Hồi giáo khác tại Tân Cương.
Hoa Kỳ đã bổ sung ba công ty khác của Trung Quốc vào danh sách đen kinh tế của mình, bao gồm:
Theo Bộ Thương mại Mỹ, ba công ty này và tập đoàn XPCC “dính líu đến các vi phạm và lạm dụng nhân quyền trong việc thực hiện chiến dịch của Trung Quốc nhằm đàn áp, bắt giữ tùy tiện quy mô lớn, cưỡng bức lao động và giám sát công nghệ cao đối với người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakhstan, và những người dân tộc thiểu số Hồi giáo khác tại” Tân Cương.
Ít nhất một số công ty được Bộ Thương mại Mỹ liệt kê trong danh sách là các nhà sản xuất lớn các loại vật liệu như silicon đơn tinh thể và silicon đa tinh thể được sử dụng để sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời.
Khi được yêu cầu bình luận về vấn đề này, đại sứ Trung Quốc tại Washington nhắc lại phát biểu hôm thứ Ba (22/6) của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên, người đã bác bỏ các cuộc buộc về diệt chủng và lao động cưỡng bức tại Tân Cương là “không có gì ngoài tin đồn với động cơ ám muội và những lời dối trá hoàn toàn.”
“Lệnh tạm giữ (WRO)” của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ chỉ ngăn chặn việc nhập khẩu nguyên liệu từ công ty Hoshine của Trung Quốc. Một nguồn tin biết rõ về lệnh này cho biết nó không ảnh hưởng đến phần lớn việc nhập khẩu của Hoa Kỳ đối với silicon đa tinh thể và các sản phẩm làm từ silicon khác.
Một nguồn tin khác cho hay, động thái này của Hoa Kỳ không mâu thuẫn với các mục tiêu khí hậu của Tổng thống Joe Biden cũng như việc hỗ trợ cho ngành năng lượng mặt trời trong nước. Thêm vào đó, Hoa Kỳ còn đang tiếp tục điều tra các cáo buộc cưỡng bức lao động của các công ty Trung Quốc cung cấp silicon đa tinh thể.
Hồi tháng 3, chính quyền Biden đã thông báo mục tiêu cắt giảm chi phí sản xuất năng lượng mặt trời khoảng 60% trong vòng 10 năm tới. Tổng thống Biden đã đặt ra mục tiêu có được lưới điện sạch 100% trước năm 2035.
Theo một báo cáo của các nhà phân tích ngành năng lượng mặt trời, khu vực Tân Cương chiếm khoảng 45% nguồn cung cấp silicon đa tinh thể cho ngành năng lượng mặt trời trên thế giới.
Hai nguồn tin nắm rõ về chính sách này của Hoa Kỳ đều khẳng định Nhà Trắng coi các hành động này là một “sự tiếp nối tự nhiên” của thỏa thuận G7 hồi đầu tháng nhằm loại bỏ tình trạng cưỡng bức lao động ra khỏi các chuỗi cung ứng của tổ chức này.
Tập đoàn XPCC, một tổ chức bán quân sự của Trung Quốc được cử đến Tân Cương vào những năm 1950 để xây dựng các trang trại và khu định cư, hiện vẫn rất mạnh trong lĩnh vực năng lượng và nông nghiệp tại khu vực này. Tập đoàn này hoạt động gần giống như một nhà nước song song (một tổ chức có cấu trúc như một nhà nước).
Chính phủ các nước phương Tây và các nhà hoạt động nhân quyền cáo buộc tập đoàn XPCC là một lực lượng trong việc đàn áp và giám sát người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Tập đoàn này của Trung Quốc đang điều hành một số trại giam giữ tại Tân Cương. Năm ngoái, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với XPCC vì “vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đối với các dân tộc thiểu số” tại Tân Cương.
Gia Huy (Theo SCMP)
Xem thêm:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…