Hoa Kỳ công bố chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm ứng phó với TQ

Nhà Trắng đã công bố Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hôm 11/2, phác thảo cách thức họ lên kế hoạch đối phó với sự liều lĩnh ngày càng gia tăng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đồng thời nhằm bảo đảm an ninh tốt hơn cho khu vực này.

Đối đầu Mỹ Trung (Ảnh: RomanWhale studio / Shutterstock).

Trong một tuyên bố liên quan, Nhà Trắng khẳng định các đối tác và đồng minh của họ đều cùng quan tâm đến khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, và khu vực này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển tương lai của Hoa Kỳ cả về kinh tế lẫn ngoại giao.

“Sự đồng thuận trong cam kết về khu vực này, trên các đại dương và trên các đường lối chính trị – đảng phái, phản ánh một thực tế không thể phủ nhận: Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là khu vực năng động nhất trên thế giới, và tương lai của khu vực ảnh hưởng đến mọi người ở khắp mọi nơi.”

Chiến lược tập trung vào năm khái niệm chính: Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương phải duy trì tự do và cởi mở, kết nối, thịnh vượng, an toàn và kiên cường.

Thông qua các khái niệm này, chiến lược vạch ra nhiều hành động khác nhau mà chính quyền Biden dự định thực hiện trong khu vực, bao gồm nhiều khoản đầu tư vào các thể chế dân chủ ở nước ngoài, và nỗ lực đảm bảo rằng các điểm giao thông trên không và trên biển được điều hướng phù hợp với luật pháp quốc tế.

Chiến lược cũng tập trung vào ý định của Hoa Kỳ và khả năng tiếp tục tận dụng các mối quan hệ của họ với các đối tác cùng đồng minh trong khu vực nhằm ứng phó với sự liều lĩnh ngày càng tăng từ ĐCSTQ.

“CHND Trung Hoa đang kết hợp sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ của mình khi theo đuổi phạm vi ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, tìm cách trở thành cường quốc có ảnh hưởng nhất thế giới. Sự ép buộc và gây hấn của CHND Trung Hoa diễn ra trên khắp toàn cầu, nhưng gần như gay gắt nhất là ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.”

“Những nỗ lực tập thể của chúng tôi trong thập kỷ tới sẽ quyết định liệu CHND Trung Hoa có thành công trong việc chuyển đổi các quy tắc và chuẩn mực, cũng như có thể mang đến lợi ích cho Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và thế giới hay không.”

Tuyên bố này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định rõ ràng ĐCSTQ là thách thức hàng đầu trong khu vực. Chính quyền Biden cũng coi sự cạnh tranh giữa hai quốc gia như một trận chiến giữa những tầm nhìn khác nhau về tương lai của trật tự toàn cầu.

“Chúng tôi nhận ra những hạn chế trong khả năng thay đổi Trung Quốc, và do đó tìm cách định hình môi trường chiến lược xung quanh Trung Quốc bằng cách xây dựng sự cân bằng ảnh hưởng nhằm thúc đẩy tương lai mà chúng tôi tìm kiếm, đồng thời dập tắt các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm đánh bại các mục tiêu của Hoa Kỳ cũng của các đối tác của chúng tôi,” một quan chức chính quyền cấp cao cho biết hôm 11/2.

Tuy nhiên, quan chức này chỉ ra, tài liệu không đề cập đến toàn bộ chiến lược Trung Quốc của chính quyền mà chỉ trình bày tầm nhìn của họ về việc đảm bảo an ninh hơn nữa cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

“Đây không phải là chiến lược Trung Quốc của chúng tôi. Như các bạn đã biết, chúng tôi xác định rất rõ ràng Trung Quốc là một trong những thách thức – mà khu vực này phải đối mặt và đặc biệt là sự trỗi dậy của Trung Quốc, cùng hành vi quyết đoán và hung hăng hơn nhiều của Trung Quốc,” quan chức cho hay.

“Nhưng chiến lược Trung Quốc của chúng tôi có phạm vi toàn cầu. Nó công nhận Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là một khu vực cạnh tranh đặc biệt gay gắt.”

Chiến lược tiếp tục coi trọng xây dựng mạng lưới liên minh an ninh và quan hệ đối tác của Hoa Kỳ, nhấn mạnh rằng họ sẽ chi tiêu các khoản đầu tư đáng kể để thúc đẩy kế hoạch Xây dựng lại Thế giới Trở lại Tốt đẹp hơn và mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu.

Quan trọng hơn, chiến lược còn xác định cách tiếp cận của chính quyền Biden đối với Đài Loan. Về vấn đề này, Hoa Kỳ dường như sẽ duy trì chính sách ‘mơ hồ chiến lược’ mà họ đã duy trì trong nhiều thập kỷ. Theo chính sách này, Washington cố tình gây mơ hồ về việc liệu họ có tham gia bảo vệ hòn đảo trong trường hợp bị Trung Quốc xâm lược hay không.

Do đó, mặc dù chính quyền Biden dường như muốn tăng cường đầu tư vào Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trên các lĩnh vực an ninh, ngoại giao và phát triển kinh tế, nhưng sẽ không theo đuổi những thay đổi về hiện trạng liên quan đến Đài Loan.

Minh Ngọc (Theo The Epoch Times)

Xem thêm:

Minh Ngọc

Published by
Minh Ngọc

Recent Posts

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

41 phút ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

2 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

3 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

4 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

4 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

4 giờ ago