Học viên Pháp Luân Công thế giới tưởng niệm 23 năm phản bức hại

Học viên Pháp Luân Công tại các nơi như Paris, New York, San Francisco, Berlin và Toronto… đã tổ chức tuần hành, thắp nến tưởng niệm, vạch trần cuộc bức hại 23 năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhắm vào Pháp Luân Công, kêu gọi ngay lập tức chấm dứt cuộc đàn áp này. 

Từ tháng 5/1992, khi Pháp Luân Công được truyền ra công chúng, pháp môn này đã lan truyền nhanh chóng ở Trung Quốc, với những tác dụng tích cực như tịnh hóa thân tâm, trừ bệnh khỏe người. Trong vòng chưa đầy 7 năm, môn tập này đã thu hút hàng trăm triệu học viên. Họ tuân theo nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn”, đối xử chân thành với người khác và làm việc tận tâm, điều này đã được xã hội ghi nhận rộng rãi.

Sự lan truyền nhanh chóng của Pháp Luân Công đã làm dấy lên lòng ghen tỵ của Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư ĐCSTQ lúc bấy giờ, người đã định nghĩa Pháp Luân Công đang “cướp đoạt quần chúng với ĐCSTQ”. Ông ta bắt đầu cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999, và muốn “tiêu diệt Pháp Luân Công trong vòng 3 tháng”. Vô số học viên Pháp Luân Công và gia đình của họ đã phải chịu sự tra tấn dã man về tinh thần và thể xác, như tra tấn về thân thể, đàn áp kinh tế, cưỡng bức lao động, bỏ tù, thậm chí là mổ cướp nội tạng sống.

Một số người sống sót tiết lộ họ từng bị tiêm thuốc không rõ nguồn gốc, bị cưỡng bức lao động cường độ cao và bị tra tấn, sốc điện.

Nhân kỷ niệm 23 năm Pháp Luân Công chống lại cuộc bức hại của ĐCSTQ, người tập Pháp Luân Công khắp nơi trên thế giới đã tổ chức tuần hành, thắp nến tưởng niệm, kêu gọi ngay lập tức chấm dứt cuộc đàn áp vô nhân tính này.

Paris, Pháp

Chiều ngày 16/7, người tập Pháp Luân Công tại Paris đã tập trung bên cạnh Đại sứ quán Trung Quốc ở Pháp, nhằm vạch trần 23 năm ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công.

Họ đã giăng các biểu ngữ như “Chân – Thiện – Nhẫn”“Dừng cuộc bức hại Pháp Luân Công” bên cạnh Đại sứ quán Trung Quốc, và treo các bảng trưng bày, vạch trần cuộc bức hại.

Trong tiếng nhạc êm ả, họ đã luyện các bài công pháp và nói cho những người qua đường biết sự thật về cuộc bức hại. Người qua đường đã ký vào bản thỉnh nguyện chữ ký phản bức hại của họ.

Ông Đường Hán Long, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp của Pháp, phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: Trần Thành/ Vision Times)

Ông Đường Hán Long, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp của Pháp, đã phát biểu tại cuộc mít tinh.

Ông nói: “Trong 23 năm kể từ khi ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công, ngày càng có nhiều người biết về Pháp Luân Công và nhận ra bộ mặt thật của ĐCSTQ. Hiện tại, hàng chục ngàn người Pháp đã ký tên vào bản thỉnh nguyện phản bức hại các học viên Pháp Luân Công, và gần 100 đại biểu Quốc hội cũng bày tỏ sự ủng hộ chính nghĩa của họ đối với Pháp Luân Công. Điều này cho thấy sự quan tâm của mọi người về cuộc bức hại.

Báo cáo dài 646 trang có tiêu đề “Hành động trước sức ảnh hưởng của Trung Quốc” được xuất bản bởi Viện Nghiên cứu Chiến lược (IRSEM) của Học viện Quân sự Pháp, trực thuộc Bộ Quốc phòng Pháp, đã đề cập đến Pháp Luân Công 70-80 lần, liên tục vạch trần cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ và sử dụng các ví dụ cụ thể, minh họa sự can thiệp của chính quyền ĐCSTQ vào các nước tự do, nhằm bức hại Pháp Luân Công.”

Ông Đường Hán Long cũng nói: “Học viên Pháp Luân Công bảo vệ các giá trị phổ quát “Chân – Thiện – Nhẫn, nhưng họ phải gánh chịu những khổ nạn nghiêm trọng nhất trong xã hội hiện đại. Khi đó, Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư ĐCSTQ lúc bấy giờ, bất chấp đa số ý kiến phản đối của mọi người trong Bộ Chính trị, khăng khăng muốn biến Pháp Luân Công trở thành kẻ thù công khai số 1.”

“Theo số liệu có thể xác minh, trong 23 năm đàn áp, ít nhất 4.814 học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại đến chết, nhưng do bị phong tỏa thông tin nên con số thực tế còn nhiều hơn số liệu này.

Hàng triệu học viên bị giam giữ trong các trại lao động và trung tâm cải huấn. Năm 2006, ông Manfred Nowak, chuyên viên báo cáo về tra tấn của Liên Hợp Quốc, chỉ ra rằng 66% những người bị tra tấn trong các trại giam ở Trung Quốc là học viên Pháp Luân Công.”

Tiến sĩ Harold King, đại diện Pháp của tổ chức nhân quyền quốc tế “Các bác sĩ chống cưỡng bức mổ cướp nội tạng” (DAFOH), phát biểu tại cuộc mít tinh. (Ảnh: Trần Thành/ Vision Times)

Tiến sĩ Harold King, đại diện Pháp của Tổ chức Nhân quyền Quốc tế “Các bác sĩ chống cưỡng bức mổ cướp nội tạng” (DAFOH), cũng tham dự cuộc mít tinh. Tổ chức này bao gồm các bác sĩ từ khắp nơi trên thế giới trong nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, với tôn chỉ tôn trọng nhân phẩm và thúc đẩy các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất trong ngành y tế. Mục tiêu của họ là cung cấp bằng chứng khách quan về việc mổ cướp nội tạng phi đạo đức và bất hợp pháp cho giới y tế và xã hội, nhằm thúc đẩy việc đảm bảo trị liệu y tế có đạo đức.

Tiến sĩ Harold King cho biết: “Vào ngày 20/7/1999, nhân kỷ niệm 50 năm ngày ký Tuyên ngôn Nhân quyền, ĐCSTQ đã phát động một cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công. Cuộc bức hại này được các chuyên gia gọi là ‘cuộc diệt chủng từ từ’. Không giống như tội ác diệt chủng, cuộc thảm sát chống lại Pháp Luân Công gần như bị bỏ qua.”

Ông giải thích: “Nó được gọi là cuộc diệt chủng từ từ, bởi vì cuộc bức hại có nhiều cấp độ. Nghĩa là, việc hủy hoại các học viên Pháp Luân Công không chỉ giới hạn ở việc hủy hoại thể xác, mà còn gồm các cấp độ tinh thần, xã hội và tôn giáo; nó bị che giấu và bình thường hóa trong một xã hội mà nạn diệt chủng đang diễn ra.”

“Cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ khác với vụ thảm sát học sinh, sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Vì cuộc bức hại Pháp Luân Công diễn ra rất bí mật, khiến cộng đồng quốc tế khó có được thông tin liên quan. Điều này khiến ĐCSTQ tiếp tục đàn áp trong hơn 2 thập kỷ mà không bị cộng đồng quốc tế phản đối như điều nên làm.”

Năm 2006, tin tức về việc cưỡng bức mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ đã được phơi bày trên khắp thế giới, nhiều tổ chức phi chính phủ đã thu thập bằng chứng về tội ác chống lại loài người này.

Tháng 9/2021, DAFOH đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh thế giới kéo dài 6 ngày với các đối tác khác nhau trên khắp thế giới. Vào ngày cuối cùng của hội nghị, Tuyên bố Thế giới về Ngăn chặn và Chống Cưỡng bức Mổ cướp Nội tạng đã được công bố rộng rãi.

Cuối cùng trong buổi mít tinh, ông Đường kêu gọi: “Nhân kỷ niệm 23 năm Pháp Luân Công phản bức hại, ‘tội ác diệt chủng’ và ‘tội ác chống lại loài người’ của ĐCSTQ đã được thành lập bởi ‘tòa án Trung Quốc’ của Anh. Năm 2013 và 2022 Nghị viện Châu Âu thông qua 2 nghị quyết được quan tâm mạnh mẽ đến việc ĐCSTQ cưỡng bức mổ cướp nội tạng từ Pháp Luân Công và các nhóm khác.

Hôm nay, chúng tôi một lần nữa đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp, công khai lên án tội ác của ĐCSTQ, Giang Trạch Dân và đồng bọn; đồng thời kêu gọi Chủ tịch ĐCSTQ hiện tại, ông Tập Cận Bình, chấm dứt vô điều kiện cuộc đàn áp Pháp Luân Công.”

Ngày 16/7, học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Pháp đã tổ chức một cuộc mít tinh phản bức hại bên cạnh Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp. (Ảnh: Triệu Gia Lâm / Vision Times)
Ngày 16/7, học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Pháp đã tổ chức một cuộc mít tinh phản bức hại bên cạnh Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp. (Ảnh: Triệu Gia Lâm / Vision Times)
Bảng trưng bày về cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ (Ảnh: Triệu Gia Lâm / Vision Times)

Khu đô thị New York, Hoa Kỳ

Ngày 16/7, khoảng 1.000 học viên Pháp Luân Công ở khu đô thị New York đã tập trung trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Manhattan, vạch trần cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ với các học viên Pháp Luân Công vô tội.

Ngày 16/7, khoảng 1.000 học viên Pháp Luân Công ở khu đô thị New York đã tập trung trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Manhattan, vạch trần cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ với các học viên Pháp Luân Công vô tội. (Ảnh: Đới Binh / Epoch Times)
Ngày 16/7, khoảng 1.000 học viên Pháp Luân Công ở khu đô thị New York đã tập trung trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Manhattan, vạch trần cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ với các học viên Pháp Luân Công vô tội. (Ảnh: Đới Binh / Epoch Times)
Ngày 16/7, khoảng 1.000 học viên Pháp Luân Công ở khu đô thị New York đã tập trung trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Manhattan, vạch trần cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ với các học viên Pháp Luân Công vô tội. (Ảnh: Đới Binh / Epoch Times)
Ngày 16/7, học viên Ngũ Trác Vân từ Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông đến dự buổi thắp nến tưởng niệm trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở New York. (Ảnh: tác giả cung cấp)
Cha mẹ của học viên Đại Pháp Thành Đô, cô Chung Xán, bị chia cắt bởi cuộc bức hại của ĐCSTQ. Cô đang tham dự buổi thắp nến tưởng niệm trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở New York. (Ảnh: Thi Bình / Epoch Times)
Cô Hàn Vũ, học viên Pháp Luân Công đến từ Bắc Kinh, tham dự buổi thắp nến tưởng niệm trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở khu vực đô thị New York ngày 16/7. (Ảnh: Đới Binh / Epoch Times)

Cô Hàn Vũ, học viên Pháp Luân Công đến từ Bắc Kinh, nói rằng mỗi lần kể lại câu chuyện của cha mình, cô rất đau đớn. Nhưng để nhiều người vô tội tránh được số phận bị mổ cướp nội tạng giống như cha mình, cô sẽ tiếp tục kể về nó cho đến khi cuộc bức hại kết thúc. Cô cũng có mặt trong buổi tối thắp nến tưởng niệm trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở khu vực đô thị New York ngày 16/7.

Ngày 16/7, khoảng 1.000 học viên Pháp Luân Công ở khu đô thị New York đã tập trung trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Manhattan, vạch trần cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ với các học viên Pháp Luân Công vô tội. (Ảnh: Đới Binh / Epoch Times)
Đầu ngày 16/7, cảnh sát bang New York đã nghỉ hưu, ông Tony Perez (đầu tiên từ phải sang) và bạn bè của ông đứng cùng các học viên Pháp Luân Công, bày tỏ mong muốn cùng nhau chống lại cuộc bức hại. (Ảnh: Thi Bình / Epoch Times)

San Francisco, Hoa Kỳ

Sáng ngày 16/7, dưới bầu trời xanh quang đãng, học viên Pháp Luân Công ở Vùng Vịnh đã tổ chức một buổi luyện công tập thể quy mô lớn, mít tinh và tuần hành trước Tòa nhà Ferry, một thắng cảnh của San Francisco, kỷ niệm 23 năm Pháp Luân Công phản bức hại, kêu gọi giải thể ĐCSTQ và cùng nhau chấm dứt cuộc bức hại của ĐCSTQ.

Ngày 16/7/2022, học viên Pháp Luân Công ở khu vực Vịnh San Francisco đã tổ chức một cuộc mít tinh và tuần hành phản bức hại, kêu gọi giải thể ĐCSTQ và chấm dứt cuộc bức hại. (Ảnh: Chu Dung / Epoch Times)

Trước sự kiện này, Thị trưởng của Mountain View, ông Lucas Ramirez, đã gửi thư ủng hộ Pháp Luân Công phản bức hại.

Trong thư, ông cảm ơn các học viên Pháp Luân Công đã giúp ông hiểu về pháp môn này, cũng như sự đối xử bất công mà các học viên Pháp Luân Công phải gánh chịu ở Trung Quốc Đại Lục. “Tôi tự hào gửi lá thư này đến ủng hộ cuộc mít tinh của các bạn vào thứ Bảy, ngày 16/7,” ông cho biết.

Ông viết: “Thật đáng lo ngại khi biết rằng các học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ vô thời hạn và thậm chí còn bị tra tấn. Tôi lên án hành động khủng khiếp này.”

Người chủ trì cuộc mít tinh đang đọc lá thư ủng hộ từ thị trưởng của Mountain View. (Ảnh: Chu Dung / Epoch Times)
Ông Triệu Hân, thủ lĩnh của phong trào học viên, sinh viên trong sự kiện Thảm sát Thiên An Môn (4/6/1989), ngưỡng mộ các học viên Pháp Luân Công phản bức hại một cách ôn hòa và lý trí. (Ảnh: Chu Dung / Epoch Times)

Tại cuộc mít tinh, Tiến sĩ Alejandro Centurion từ khu vực vịnh San Francisco, thành viên của tổ chức quốc tế DAFOH, một lần nữa kêu gọi thế giới chú ý đến sự tà ác chưa từng tồn tại trên hành tinh này: Mổ cướp nội tạng sống. “Trong suốt 15 năm qua, chúng tôi vẫn luôn nỗ lực đưa sự thật đến với quần chúng và giúp ngăn chặn nạn mổ cướp nội tạng sống tàn bạo nhất trong thế kỷ này,” ông nói.

Tiến sĩ Alejandro Centurion phát biểu tại cuộc mít tinh. (Nogami / Epoch Times)

20 năm trước, vào năm 2002, chủ doanh nghiệp Bay Area, ông Steve Ispas, cùng 35 học viên Pháp Luân Công phương Tây khác từ 12 quốc gia, đã giăng một biểu ngữ lớn “Chân – Thiện – Nhẫn” ở Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, Trung Quốc, ủng hộ Pháp Luân Công phản bức hại. Hành động này đã gây chấn động cả thế giới.

Ông Steve Ispas, chủ sở hữu công ty Bay Area phát biểu. (Ảnh: Chu Dung / Epoch Times)
Thứ Bảy ngày 16/7/2022, hàng trăm học viên Pháp Luân Công ở Khu vực Vịnh San Francisco đã tổ chức một cuộc tuần hành ở trung tâm thành phố San Francisco. (Ảnh: Chu Dung / Epoch Times)

Berlin, Đức

Ngày 16/7, học viên Pháp Luân Công ở Đức đã tổ chức một cuộc mít tinh quy mô lớn ở trung tâm Berlin, kêu gọi thế giới cùng nhau chấm dứt cuộc đàn áp của ĐCSTQ. (Ảnh: Trương Thanh Dao / Epoch Times)
Ngày 16/7, học viên Pháp Luân Công ở Đức đã tổ chức một cuộc mít tinh quy mô lớn ở trung tâm Berlin, kêu gọi thế giới cùng nhau chấm dứt cuộc đàn áp của ĐCSTQ. (Ảnh: Trương Thanh Dao / Epoch Times)
Ngày 16/7, học viên Pháp Luân Công ở Đức đã tổ chức một cuộc mít tinh quy mô lớn ở trung tâm Berlin, kêu gọi thế giới cùng nhau chấm dứt cuộc đàn áp của ĐCSTQ. (Ảnh: Trương Thanh Dao / Epoch Times)
Ngày 16/7, học viên Pháp Luân Công ở Đức đã tổ chức một cuộc mít tinh quy mô lớn ở trung tâm Berlin, kêu gọi thế giới cùng nhau chấm dứt cuộc đàn áp của ĐCSTQ. (Ảnh: Trương Thanh Dao / Epoch Times)

Trước Cổng Brandenburg, người dẫn chương trình đã đọc các bài phát biểu của một số chính trị gia từ các đảng phái khác nhau ở Đức, ủng hộ 23 năm Pháp Luân Công phản bức hại.

Một số chính trị gia và các nhân sĩ chủ lưu của Đức gửi thư hoặc tham dự buổi mít tinh nhân 23 năm Pháp Luân Công phản bức hại. (Ảnh ghép Epoch Times)

Sabine Weiss, Nghị sĩ Quốc hội của Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU), bày tỏ lòng biết ơn đối trước những nỗ lực của các học viên Pháp Luân Công. Bà viết trong thư: “Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các bạn vì đã nỗ lực không mệt mỏi, thiết lập một tấm gương quan trọng cho nhân quyền và dám cất tiếng nói cho tất cả những người không thể được lắng nghe.”

Ông Thomas Löb, chủ tịch bang ÖDP, Đảng Dân chủ Sinh thái tại thị trấn Brandenburg, đã bị sốc khi chứng kiến ​​cuộc tuần hành ngày 16/7 tại Berlin. (Ảnh: Mạc Lăng / Epoch Times)
Chuyên gia IT ông Marco Tischow bị sốc trước cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công khi chứng kiến ​​cuộc tuần hành ngày 16/7 tại Berlin. (Ảnh: Mục Hoa / Epoch Times)

Toronto, Canada

Ngày 16/7/2022, học viên Pháp Luân Công từ khắp Canada đã tổ chức thắp nến tưởng niệm trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Toronto, kỷ niệm 23 năm Pháp Luân Công phản bức hại. (Ảnh: Y Linh / Epoch Times)

Ngày 16/7/2022, học viên Pháp Luân Công từ khắp Canada đã tổ chức thắp nến tưởng niệm trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Toronto, kỷ niệm 23 năm Pháp Luân Công phản bức hại.

Ngày 16/7/2022, học viên Pháp Luân Công Trương Thích Trình ở Toronto kêu gọi nhiều người Trung Quốc tìm hiểu sự thật. (Ảnh: Y Linh / Epoch Times)
Ngày 16/7/2022, Tin Tran, học viên Pháp Luân Công gốc Việt đến từ thành phố Regina, Canada cho biết, anh phải nói sự thật với thế giới và ngăn chặn cuộc bức hại. (Ảnh: Y Linh / Epoch Times)
Ngày 16/7/2022, Sarah Le, học viên Pháp Luân Công gốc Việt ở thành phố Mississauga tham gia buổi thắp nến tưởng niệm. (Ảnh: Y Linh / Epoch Times)

Ngày 16/7/2022, cô Sarah Le, học viên Pháp Luân Công gốc Việt ở thành phố Mississauga, nói: “ĐCSTQ rất tà ác. ĐCSTQ là phản Thần và phản tự nhiên. Chúng ta phải thức tỉnh nhiều người trên thế giới nhận ra điều này cho đến khi ĐCSTQ tan rã.”

Bình Minh (t/h)

Bình Minh

Published by
Bình Minh

Recent Posts

Phó Tổng thống Harris không còn là tâm điểm, kín tiếng hơn sau khi thất cử

Phó Tổng thống Kamala Harris đã giữ thái độ kín tiếng kể từ khi thua…

16 phút ago

CEO TikTok liên hệ với Elon Musk

CEO của TikTok gần đây đã liên hệ với chủ sở hữu của nền tảng…

25 phút ago

Chút suy ngẫm về một loại “phúc”

Ngay cả những người được coi là anh hùng trong mắt thiên hạ, có thành…

36 phút ago

Từ anh học trò mất mẹ đến danh y chữa bệnh không nhận tiền

Nguyễn Hữu Đạo là bậc danh y kỳ tài. Ông để lại 2 bộ sách…

41 phút ago

Bác sĩ bệnh viện tại Thiên Tân bị kiện ở Los Angeles về tội thu hoạch nội tạng

Mới đây, một bác sĩ của Bệnh viện Trung ương số 3 Thiên Tân đã…

44 phút ago

Vài chuyện lạ qua các kỳ thi khoa bảng ở Việt Nam

Trải qua nhiều Triều đại, các kỳ thi khoa bảng cũng ghi lại nhiều chuyện…

51 phút ago