Tuần trước, khi Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đến thăm Trung Quốc, Huawei đã bất ngờ ra mắt điện thoại thông minh Mate60 Pro mới nhất của mình. Bloomberg đã mua chiếc điện thoại này và ủy thác cho TechInsights, cơ quan quan sát ngành bán dẫn có trụ sở tại Ottawa, tiến hành tháo dỡ linh kiện bên trong. Kết quả sau đó được công bố đã gây nên làn sóng lớn, dư luận Mỹ sôi sục, cho rằng chip của Huawei đã đột phá lệnh trừng phạt của Mỹ. Truyền thông chính thức của Trung Quốc tuyên bố điện thoại di động của Huawei là một thắng lợi trong cuộc chiến công nghệ với Mỹ. Cuối cùng, Trợ lý An ninh Quốc gia Nhà Trắng Sullivan đã đưa ra tuyên bố xem xét các lỗ hổng trong giám sát đối với Huawei. Một con chip nhỏ mang cốt lõi của cuộc cạnh tranh khoa học và công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc, do đó việc thu hút sự chú ý như vậy là điều đương nhiên.
Mặc dù hiệu quả của các biện pháp trừng phạt SWIFT do Mỹ chủ đạo là vô cùng hạn chế, nhưng nó cũng dẫn đến việc tạo ra hệ thống BRICKS-Pay. Mặc dù sự sụt giảm của đồng đô la Mỹ trong thanh toán thương mại quốc tế là hạn chế, nhưng dư luận (trong đó có IMF) cho rằng quyền bá chủ của đồng đô la Mỹ đang bị thách thức. Trong cuộc chiến chip chống lại Trung Quốc, Mỹ tuân thủ cách tiếp cận “sân nhỏ, hàng rào cao” (small yard, high fence), với hy vọng duy trì vị thế thống trị của Mỹ trong lĩnh vực sản xuất chip mà không cần tách rời [khỏi thương mại với Trung Quốc]. Chip Mate60 Pro của Huawei giống như ném một hòn đá lớn vào “sân nhỏ” này. Hàng loạt bài viết được Bloomberg đăng tải vào tháng 9 đã cho thấy toàn bộ tác động của Mỹ đối với chip của Huawei.
Bài viết “Bloomberg tháo dỡ Huawei Mate60 Pro cho thấy công nghệ chip đã phá vỡ lệnh trừng phạt của Mỹ” (đăng ngày 04/09/2023) tuyên bố: Theo TechInsights, có trụ sở tại Ottawa, Canada, đơn vị được Bloomberg ủy thác tháo dỡ điện thoại di động này, kết quả cho thấy Huawei Mate60 Pro được trang bị một con chip được phát triển bởi SMIC. Con chip Kirin 9000s mới được sản xuất tại Trung Quốc. Công ty nghiên cứu cho biết bộ xử lý này là bộ xử lý đầu tiên sử dụng công nghệ 7 nanomet tiên tiến nhất của SMIC và các thử nghiệm cho thấy tốc độ di động của Mate60 Pro ngang bằng với các thiết bị 5G như iPhone mới nhất của Apple. Bài viết đề cập rằng chip Mate60 đã đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của các biện pháp trừng phạt do Mỹ đưa ra, Mỹ quy định bất kỳ công ty nào có ý định sử dụng công nghệ của Mỹ để cung cấp cho Huawei đều phải được sự chấp thuận của Washington, trong khi hoạt động của SMIC là dựa vào công nghệ của Mỹ để tồn tại.
Trong bài viết “Chip Huawei cho thấy các hạn chế của Mỹ tuy có tác dụng nhưng lại đầy sơ hở” (đăng ngày 04/09/2023), nhắc đến tranh cãi về khả năng Trung Quốc lách các hạn chế do Mỹ dẫn đầu và phản ứng tích cực của các nhà xuất khẩu thiết bị lớn Nhật Bản và Hà Lan. Khi đề cập đến những sơ hở cụ thể trong các biện pháp quản lý, chẳng hạn như chỉ giới hạn số lượng, trong khi các thiết bị liên quan từ Hà Lan vẫn đang trên đường đến Trung Quốc. Kết luận: Sự thực là việc ra mắt Mate60 Pro vào tuần trước cho thấy “sự thành công của các lệnh trừng phạt là màu xám và tác động thực sự vẫn chưa đến”.
Việc này xảy ra vào thời điểm xung đột địa chính trị căng thẳng, đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của lệnh cấm chip của Mỹ. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Sullivan đã phá vỡ sự im lặng của Washington, hôm 5/9 ông nói rằng chính phủ muốn biết cấu tạo chính xác của bộ vi xử lý Mate60 Pro của Huawei. Theo phân tích của nhiều chuyên gia bán dẫn được Bloomberg mời, có lẽ là ý kiến này: Trung Quốc đã vượt qua thành công các hạn chế đối với chip 7NM, nhưng chip 5NM vẫn còn nhiều năm nữa (3-7 năm, mỗi người có cách nói khác nhau).
Vấn đề thực sự là cộng đồng doanh nghiệp Mỹ có thái độ khác nhau đối với các lệnh trừng phạt Trung Quốc. Điện thoại di động Mate60 Pro của Huawei thách thức iPhone của Apple. Các nhà phân tích trong ngành cho rằng Mate60 Pro có thể tác động tới 38% đến doanh số bán iPhone thế hệ tiếp theo của Apple. Cùng với các báo cáo cho rằng Trung Quốc yêu cầu nhân viên trong các cơ quan chính phủ trung ương không được sử dụng iPhone trong khi làm việc tại công sở, giá cổ phiếu của Apple đã giảm mạnh nhất trong một tháng.
Nhưng các công ty khác trong ngành bán dẫn của Mỹ lại không nhìn nhận như vậy. Ngay từ tháng 5 năm nay, ông John Neuffer, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Mỹ (SIA), cho biết trong một cuộc phỏng vấn với văn phòng Washington của Bloomberg rằng: “Trung Quốc là thị trường lớn nhất cho chất bán dẫn của Mỹ, mặc dù Chính phủ Mỹ có lo lắng về cái gọi là an ninh quốc gia, nhưng các công ty bán dẫn của Mỹ không thể vắng mặt ở thị trường Trung Quốc.”
Vào tháng 7, các giám đốc điều hành (CEO) của Intel, Qualcomm và Nvidia, ba ‘gã khổng lồ’ chip lớn của Mỹ, đã gặp Ngoại trưởng Blinken và các quan chức cấp cao khác để vận động chính quyền Biden từ bỏ chính sách hạn chế mới đối với chất bán dẫn của Trung Quốc. Chính phủ Mỹ nên nghiên cứu tác động của việc thắt chặt hạn chế xuất khẩu sang Trung Quốc và tạm dừng các biện pháp liên quan trước khi áp đặt các hạn chế mới.
Giám đốc điều hành Intel, ông Gelsinger cho biết trong cuộc họp rằng nếu không có đơn đặt hàng từ Trung Quốc, sẽ không cần thiết phải xây dựng cơ sở sản xuất chip lớn nhất thế giới. Nếu không có đơn đặt hàng từ Trung Quốc, kế hoạch xây dựng “cơ sở sản xuất chip lớn nhất thế giới” ở Ohio của Intel sẽ không cần thiết.
Người sáng lập và Giám đốc điều hành Nvidia, ông Jensen Huang cũng cho biết việc hạn chế bán chip của Nvidia tại Trung Quốc sẽ chỉ mang lại cơ hội cho các thương hiệu khác. Trung Quốc chiếm khoảng 1/3 thị trường trong ngành công nghệ Mỹ, với tư cách là nguồn cung cấp linh kiện bán dẫn và thị trường đầu cuối cho sản phẩm, khiến nước này (Trung Quốc) không thể thay thế. Các quan chức Mỹ phải “suy nghĩ kỹ” khi áp đặt thêm các hạn chế đối với Trung Quốc, việc rút khỏi thị trường Trung Quốc không phải là lựa chọn khả thi.
Việc giáo dục các công ty đa quốc gia phương Tây về chủ nghĩa yêu nước là vô ích, từ “xuyên quốc gia” trong tên công ty vốn hàm ý rằng công ty đó theo đuổi lợi nhuận không biên giới. Ở một quốc gia như Mỹ, không chỉ các công ty có quan điểm khác nhau về chính sách đối với Trung Quốc của Washington dựa trên lợi ích riêng của họ, mà chính phủ và các công ty cũng có những cân nhắc rất khác nhau. Điều mà Chính phủ Mỹ cân nhắc đến là muốn bảo vệ ưu thế và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp của nước mình, nhưng điều mà các doanh nghiệp xuyên quốc gia quan tâm hơn đó là thị trường.
Ngay cả giữa các cơ quan chính phủ khác nhau, vì chức vụ và chức trách khác nhau nên các ưu tiên cũng khác nhau. Ngay khi Cố vấn An ninh Quốc gia Sullivan nói rằng cần điều tra nguồn gốc chip Huawei, Bộ trưởng Thương mại Raimondo đã gửi danh mục quà tặng đầu tiên sau chuyến thăm Trung Quốc. Theo Reuters, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) ngày 6/9 thông báo sẽ gia hạn thời gian miễn thuế “301” đối với 352 loại hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và 77 loại sản phẩm mới liên quan đến virus corona mới (COVID-19) dự kiến ban đầu sẽ hết hạn vào ngày 30/9 năm nay. Thời gian gia hạn tiếp tục kéo dài đến ngày 31/12. Các sản phẩm được miễn thuế bổ sung bao gồm máy bơm, động cơ và các linh kiện công nghiệp khác, một số phụ tùng ô tô và hóa chất, xe đạp, máy hút bụi…
Hiện tại, Mỹ đang điều tra rốt cuộc Huawei Mate60 Pro có được công nghệ từ mắt xích nào, và được cho là sẽ đưa ra các báo cáo tháo dỡ linh kiện bên trong điện thoại một cách chuyên nghiệp hơn. Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, nhiều đồng minh của Mỹ cũng đang làm ăn với Trung Quốc, rò rỉ công nghệ có thể xảy ra ở bất kỳ mắt xích nào. Có thông tin nói rằng chiếc điện thoại di động này sử dụng chip của nhà sản xuất bán dẫn Hàn Quốc SK Hynix, nhưng SK Hynix đã đứng ra nói rõ công ty hiện không có giao dịch kinh doanh nào với Huawei, đồng thời cho biết họ sẽ mở một cuộc điều tra về vấn đề này.
Giới truyền thông Mỹ không tin lệnh cấm chip “sân nhỏ, rào cao” sẽ thực sự phát huy hiệu quả. Trong bài viết “Sản xuất chip, lụa và giấy, bạn không thể mãi mãi giữ bí mật công nghệ” (Chips, Silk and Paper: You Can’t Keep Secrets Forever), đăng ngày 5/9/2023, tác giả đã bày tỏ quan điểm: Huawei Mate60 The Pro phản ánh một lỗ hổng, cho phép kiến thức công nghệ vượt qua các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt của Mỹ, nhưng nó không phải là việc ngày nay mới xuất hiện.
Có rất nhiều ví dụ như vậy trong lịch sử: Trong số 4 phát minh vĩ đại của Trung Quốc, công nghệ sản xuất lụa, giấy và thuốc súng, có tác động to lớn đến thế giới, đã lan rộng ra thế giới qua Trung Á thông qua nhiều kênh trao đổi thương mại khác nhau, bất chấp sự kiểm soát rất nghiêm ngặt bởi những hạn chế do chính phủ áp đặt.
Đồ sứ Trung Quốc, vốn gây ra cuộc cách mạng về sức khỏe và vệ sinh ở phương Tây, cũng lan sang phương Tây thông qua kênh này.
Tác giả bài viết kết luận: “Mỹ luôn có thể thắt chặt chế độ trừng phạt và tăng cường các biện pháp bảo vệ để làm chậm sự mở rộng. Nhưng thương mại hầu như sẽ luôn làm rò rỉ các bí mật công nghệ, và nếu Trung Quốc và Hoa Kỳ tiếp tục khai thác thương mại và công nghệ trong một trò chơi có tổng bằng 0, thì có khả năng là tất cả chúng ta sẽ kết thúc ở vế 0 của đẳng thức (cuối cùng thì cả hai nước sẽ rơi vào bế tắc, không có ai có thể giành được ưu thế tuyệt đối).
Hà Thanh Liên
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…