Kích phát để lan rộng chiến tranh, đó là điểm giống nhau giữa chính quyền Netanyahu và Zelensky, theo Ngoại trưởng Nga Lavrov, bởi vì những người này đang tìm cách giải bài toán của cá nhân mình bằng phí tổn và hy sinh của người khác.
Trong cuộc phỏng vấn được truyền hình RT phát sóng hôm Chủ Nhật 1/9, khi được hỏi về liệu cuộc chiến đang diễn ra ở Trung Đông có khả năng mở rộng thành chiến tranh khu vực hay không, Ngoại trưởng kỳ cựu Nga Sergey Lavrov nói:
“Xem ra người duy nhất muốn điều đó diễn ra chính là Israel, có thể [cả] chính quyền Israel, mà đây là điều khó khăn về mặt chính trị. Chính họ cũng không giấu diếm điều này,” ông Lavrov nói.
“Có thể đó là vì họ muốn nhân cơ hội này để làm một lần cho xong hết, giải quyết các vấn đề của chính họ với Hamas, với Hezbollah, và với các nhóm thân Iran tại Syria và Iraq,” ông Lavrov nhận định, và bình luận thêm rằng Iran có vẻ như tìm cách né tránh xung đột ấy và “không muốn tham gia vào các hoạt động quân sự quy mô lớn.” Dường như ông ám chỉ Nga cũng né tránh việc chủ động leo thang chiến tranh.
Ông Lavrov cho rằng lối hành xử của Israel là có điểm giống với chính quyền Zelensky ở Ukraine. Theo ông, Tổng thống Ukraine hiển nhiên cũng đang tìm cách lôi kéo Mỹ và các đồng minh phương Tây tham gia trực tiếp vào các xung đột với Nga.
“Tôi nhìn thấy nét giống nhau ở đây,” nhà ngoại giao Nga làm phép so sánh giữa chính quyền Do Thái hệ tư tưởng Zionist và chế độ mà Nga lâu nay vẫn miêu tả là neo-Nazi (tân Quốc xã) ở Kiev. “Zelensky, một người bị Mỹ điều khiển, là cũng giống như vậy. Ông ta cũng nghĩ tới điều rất là tương đồng. Có chỗ khác thì đó là ở Ukraine. Ông ta muốn chiến tranh phát triển thành quy mô lớn ở đó, rồi chính ông ta đứng sang bên cạnh, còn Mỹ và các thành viên NATO khác sẽ bắt đầu chiến đấu giùm cho ông ta.”
Những báo cáo ở chiến tuyến mới mở ra trong tháng qua —tỉnh Kursk của Nga, tiếp giáp biên giới Bắc Đông Bắc của Ukraine— đã cho thấy trong hàng ngũ quân Ukraine xuất hiện nhiều lính đánh thuê người nước ngoài cùng với cái mà ông Lavrov gọi là “một lượng lớn đơn vị Nazi.” Theo ông, sự xuất hiện của họ hiển nhiên là đã được thông qua quyết định đồng ý bởi Mỹ và NATO, và họ rất có thể là các “nhóm quân chính quy” thông thường.
Tại sao phương Tây muốn làm như vậy? Nhà ngoại giao già đời của Nga không trực tiếp nói ra, nhưng có lời ám chỉ đến những kết cục của chiến tranh sa lầy hơn 20 năm ở Afghanistan và chiến tranh vùng vịnh giữa Iraq và liên minh 38 nước do Mỹ dẫn đầu:
“Là khó đối với tôi để nói ra ý tưởng [của họ] đằng sau tình huống này, bởi vì, những đồng nghiệp phương Tây của tôi có đầu óc rắc rối lắm. Họ hay bẻ cong các việc theo cách của họ, nhưng mà rồi cuối cùng kết quả cũng chẳng đi đến đâu.”
Chiến tranh Nga-Ukraine và chiến tranh Israel-Hamas hiện là những cuộc chiến tranh tốn nhiều nhất cả về tiền bạc, súng đạn, và xương máu, kể từ Đại Thế chiến II của thế kỷ trước.
Chiến dịch Kursh mà Kiev triển khai vào đầu tháng trước được Kremlin cho là đã phá vỡ khả năng đàm phàn hòa bình, điều mà Tổng thống Nga Vlamimir Putin gợi ý vào 1 tháng trước đó. Về phía Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố rằng chiến dịch Kursk và các đợt tấn công vào lãnh thổ Nga là để Ukraine có được ưu thế trên bàn đàm phán với Nga sau này.
Nhật Tân (theo RT)
Sau khi hé lộ một số chi tiết và hình ảnh vụ Nga đáp trả…
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…