Cuộc khảo sát mới nhất cho thấy, các doanh nghiệp Hoa kỳ ở Trung Quốc có thể kiếm được lợi nhuận, nhưng lại cảm thấy kém lạc quan về việc đầu tư ở đó do mối quan hệ căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, những quy định không nhất quán của Trung Quốc, khả năng tiếp cận thị trường kém hơn đối với các công ty nước ngoài, chi phí lao động ngày càng tăng, và chính sách zero COVID cực đoan của chính quyền Trung Quốc.
59% số doanh nghiệp Mỹ được khảo sát đã tăng lợi nhuận ở Trung Quốc vào năm 2021, cao hơn mức 35% được báo cáo vào năm 2020. Tuy nhiên, chỉ 1/4 số doanh nghiệp có kế hoạch tăng đầu tư khoảng 10% vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Hơn 1/3 trong số họ cho biết, họ sẽ giảm đầu tư do môi trường chính sách không chắc chắn của Trung Quốc.
Cuộc khảo sát lưu ý, mặc dù các công ty Mỹ tỏ ra bi quan về thị trường Trung Quốc, nhưng 83% cho biết họ chưa cân nhắc việc chuyển các dây chuyền sản xuất của mình ra khỏi Trung Quốc.
Cuộc khảo sát do Phòng Thương mại Mỹ ở Trung Quốc (AmCham) thực hiện bằng cách gửi bảng câu hỏi cho tất cả các thành viên từ ngày 22/10 đến 19/11/2021. Có 49% (353 thành viên) đã trả lời.
Cuộc khảo sát đưa ra các câu hỏi để nhận diện các khó khăn mà các doanh nghiệp Mỹ đang gặp phải ở Trung Quốc.
Ông Alan Beebe, chủ tịch AmCham, đã thông báo tóm tắt kết quả cuộc khảo sát cho giới truyền thông vào ngày 8/3. Ông nhận định, quan hệ Mỹ – Trung đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc.
Ông Beebe nhận xét: “kể từ khi Tổng thống Biden nhậm chức, có lẽ đã có một mức độ hy vọng và lạc quan cho rằng mối quan hệ [Mỹ – Trung] sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, tôi nghĩ những gì chúng ta nhìn thấy trong năm qua là có một thực tế mới đã bắt đầu, nơi, mà nói chung, nhiều chính sách và quan điểm của chính quyền Trump vẫn được giữ nguyên dưới chính quyền Biden.”
Theo cuộc khảo sát, chỉ 27% số doanh nghiệp được hỏi có kỳ vọng lạc quan về quan hệ Mỹ – Trung, tương tự như mức khi ông Donald Trump là Tổng thống Mỹ và cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang diễn ra. Khi ông Joe Biden được thông báo sẽ trở thành tổng thống Mỹ tiếp theo, tỷ lệ lạc quan của doanh nghiệp Mỹ lên đến 45% trong cuộc khảo sát năm ngoái.
Trong một cuộc họp với giới báo chí, ông Beebe phàn nàn, hơn 3/4 các doanh nghiệp được hỏi cho biết, các ứng viên công việc đủ tiêu chuẩn của họ không thể đến Trung Quốc do chính sách Zero COVID-19 của nước này. Điều này đã khiến bộ phận nhân sự gặp nhiều khó khăn để tìm đủ nhân viên hỗ trợ hoạt động kinh doanh của họ ở Trung Quốc. Trong cuộc khảo sát năm ngoái, chỉ 37% ứng viên đủ tiêu chuẩn từ chối đến Trung Quốc.
Chính sách COVID của Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ việc di chuyển của người dân. Chính quyền Trung Quốc phong tỏa các thành phố khi có các ca nhiễm COVID-19 mới, và cách ly ít nhất 14 ngày đối với những người đến từ quốc gia khác hoặc những người tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19.
Ngoài các khó khăn trong việc tuyển dụng nhân viên, hơn phân nửa số doanh nghiệp được hỏi cho rằng, chính sách Covid-19 của Trung Quốc cũng khiến giá thành của sản phẩm và dịch vụ tăng cao hơn.
Hơn nữa, hơn 40% doanh nghiệp được hỏi than phiền, có áp lực buộc họ phải đưa ra và không đưa ra những tuyên bố nhạy cảm về mặt chính trị.
Chính quyền cộng sản Trung Quốc không cho phép bất kỳ doanh nghiệp hoặc cá nhân nào hành động hoặc bình luận về sự cai trị của họ. Các cửa hàng và các nền tảng thương mại điện tử của Trung Quốc đã tẩy chay các sản phẩm của H&M, Nike, Uniqlo, Adidas, Under Armour khi các thương hiệu này từ chối mua bông từ Tân Cương.
Nhật Minh (Theo The Epoch Times)
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…
Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…
Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…