Pháp đang xem xét khởi động lại ít nhất một trong các nhà máy than của mình sau cảnh báo của các giám đốc điều hành công ty điện lực hàng đầu, trong bối cảnh thiếu năng lượng nghiêm trọng do các lệnh trừng phạt của châu Âu và Mỹ đối với Nga.
“Như một biện pháp phòng ngừa, trước tình hình ở Ukraine, chúng tôi đang bảo lưu lựa chọn kích hoạt lại nhà máy Saint Avold… nếu cần vào mùa đông này,” Bộ Năng lượng Pháp thông báo liên quan đến nhà máy điện than Saint Avold ở Lorraine. Nhà máy điện đã ngừng hoạt động vài tháng trước vào tháng Ba.
Bộ năng lượng cho biết, quyết định được thực hiện do “tình hình ở Ukraine” và ảnh hưởng của điều đó đối với thị trường năng lượng ở Pháp. Đáng lưu ý, họ sẽ không sử dụng than do Nga xuất khẩu tại Saint Avold.
Bộ năng lượng còn tuyên bố, các kế hoạch của họ sẽ không ảnh hưởng đến việc Pháp loại bỏ dần điện than, đồng thời nhà điều hành Saint Avold sẽ bù đắp lượng khí thải thông qua trồng rừng và các biện pháp khác, theo RTL và AFP. Bộ này nhấn mạnh, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cuối cùng vẫn đang tìm cách đóng cửa tất cả các nhà máy nhiệt điện than của đất nước.
Thông báo của Pháp được đưa ra sau khi các quan chức cấp cao nhất của công ty điện lực Engie, EDF và TotalEnergies cảnh báo, cần phải thực hiện các nỗ lực bảo tồn năng lượng để đối phó với những thiếu hụt tiềm ẩn.
“Hành động trong mùa hè này sẽ cho phép chúng ta chuẩn bị tốt hơn để đối phó với mùa đông tới và đặc biệt là để bảo tồn lượng khí dự trữ của chúng ta,” Bộ năng lượng viết trên Le Figaro vào ngày 25/6. “Do đó, chúng tôi kêu gọi ý thức cùng hành động của tập thể và cá nhân để mỗi chúng ta –người tiêu dùng hay mỗi công ty – thay đổi hành vi của mình và ngay lập tức giới hạn mức tiêu thụ năng lượng, điện, khí đốt và các sản phẩm dầu mỏ.”
Họ nói thêm: “Nỗ lực phải tiến hành ngay lập tức, mang tính tập thể và quy mô lớn”, và rằng “mỗi hành động” hướng tới mục tiêu đều “có giá trị”.
Phần lớn điện của Pháp đến từ các nhà máy điện hạt nhân. Do chính sách lâu đời của chính phủ, khoảng 70% năng lượng của Pháp là từ các nhà máy hạt nhân, theo một bản cập nhật gần đây của Hiệp hội Hạt nhân Thế giới.
Hiệp hội cho hay: “Vào tháng 2/2022, Pháp đã công bố kế hoạch xây dựng 6 lò phản ứng mới và xem xét xây dựng thêm 8 lò nữa” trong bối cảnh chiến tranh ở Ukraine. “Pháp là nước xuất khẩu điện ròng lớn nhất thế giới do chi phí phát điện rất thấp và thu được hơn 3 tỷ [euro] mỗi năm từ hoạt động này.”
Trong khi đó, các quan chức ở Đức gần đây nêu quan ngại nước này sẽ phải tăng cường khả năng đốt than để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng.
Tuần trước, Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck thông báo, “để giảm tiêu thụ khí đốt, phải sử dụng ít khí đốt hơn để tạo ra điện” và “các nhà máy nhiệt điện than sẽ phải được sử dụng nhiều hơn”.
“Nếu không, mùa đông sẽ rất khó khăn,” ông nhận định.
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…