Lầu Năm Góc: Trung Quốc và Nga đang phát triển vũ khí để tấn công các vệ tinh của Mỹ

Theo cơ quan tình báo của Lầu Năm Góc, Trung Quốc và Nga đang tiếp tục phát triển và triển khai các loại vũ khí có thể tấn công các vệ tinh của Mỹ.

Báo cáo cập nhật do Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ đưa ra hôm thứ Ba (12/4) đã nêu lên mối đe dọa từ Trung Quốc và Nga, tạo thêm cơ sở cho việc tăng các khoản đầu tư lớn vào ngân sách quốc phòng đề xuất năm 2023 của Lầu Năm Góc, đặc biệt dành cho Lực lượng Vũ trụ và Bộ Tư lệnh Không gian Hoa Kỳ.

Cơ quan tình báo cho biết: “Trung Quốc có nhiều vũ khí laser trên mặt đất với các mức công suất khác nhau để phá vỡ, làm suy giảm hoặc làm hỏng các vệ tinh.”

“Vào giữa đến cuối những năm 2020, Trung Quốc có thể chế tạo các hệ thống năng lượng cao hơn để mở rộng mối đe dọa đối với các cấu trúc của các vệ tinh không quang học”.

Đội ngũ vệ tinh tình báo, giám sát và do thám (ISR) của Trung Quốc không ngừng mở rộng. Tính đến tháng 1, nó bao gồm hơn 250 hệ thống. Số lượng này chỉ đứng sau Hoa Kỳ và gần gấp đôi các hệ thống trong quỹ đạo của Trung Quốc kể từ năm 2018, theo báo cáo.

Báo cáo còn cho biết Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sở hữu và vận hành khoảng một nửa số hệ thống ISR trên thế giới, hầu hết trong số đó có thể hỗ trợ giám sát, theo dõi và nhắm mục tiêu các lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh trên toàn thế giới, đặc biệt là trên toàn khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Các vệ tinh này cũng cho phép PLA giám sát các điểm bắt lửa (flashpoint) trong khu vực, bao gồm bán đảo Triều Tiên, Đài Loan, Ấn Độ Dương và Biển Đông.

Đồng thời, Nga coi sự phụ thuộc của Mỹ vào không gian là “gót chân Achilles” của Mỹ, nên đang “theo đuổi các hệ thống không gian để vô hiệu hóa hoặc từ chối các dịch vụ trên không gian của Mỹ”“có thể sẽ phát triển các tia laser có khả năng làm hỏng các vệ tinh cao hơn trong từ giữa đến cuối những năm 2020”, cơ quan tình báo cho biết.

Báo cáo cũng nói rằng Nga đã “có một số tia laser đặt trên mặt đất, có thể làm mù các cảm biến vệ tinh”, bao gồm cả một hệ thống được chuyển giao vào năm 2018 cho các lực lượng hàng không vũ trụ của họ.

Đến năm 2030, Nga cũng có thể triển khai “các hệ thống năng lượng cao hơn có thể mở rộng mối đe dọa đối với cấu trúc của tất cả các vệ tinh, không chỉ các cảm biến điện quang”.

Ngoài mối đe dọa từ vũ khí chống vệ tinh, “xác suất va chạm của các vật thể vô chủ lớn trong quỹ đạo thấp của Trái đất đang tăng lên và gần như chắc chắn sẽ tiếp tục cho đến ít nhất là năm 2030”, Cơ quan Tình báo Quốc phòng cho biết thêm.

Xuân Lan (theo SCMP)

 

Xuân Lan

Published by
Xuân Lan

Recent Posts

Điện Kremlin: Cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Trump là cần thiết

Điện Kremlin cho biết một cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Putin và người đồng…

29 phút ago

Việt Nam yêu cầu 34 tỉnh, thành phố hoàn thiện kiểm kê đất đai năm 2024

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, 34 tỉnh, thành phố được Bộ Nông…

36 phút ago

Nikkei: Tăng trưởng của Việt Nam tăng nhanh trong quý 2 nhờ xuất khẩu mạnh

Thỏa thuận thương mại của Hoa Kỳ làm sáng tỏ triển vọng khi các nhóm…

3 giờ ago

IAEA rút thanh tra viên hạt nhân khỏi Iran do lo ngại vấn đề an toàn

Một nhóm thanh tra viên của IAEA đã rời Iran an toàn và đang trên…

5 giờ ago

Nga giải thích lý do công nhận chính quyền Taliban ở Afghanistan

Ông Zamir Kabulov tuyên bố rằng việc Nga chính thức công nhận chính quyền Taliban…

5 giờ ago

Hà Nội phân làn đường Phạm Văn Đồng và Võ Chí Công

Từ ngày 4/7, TP. Hà Nội tổ chức phân làn trên đường Phạm Văn Đồng.…

5 giờ ago