Xung đột giữa Philippines và Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc/ĐCSTQ) về vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông ngày càng gay gắt, liệu Philippines có hành động mới nào để thay đổi tình hình không – đặc biệt liên quan đến đồng minh Mỹ có hiệp ước chung, đây là vấn đề thu hút sự chú ý.
Trong bối cảnh đó, tại một diễn đàn quân sự do Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Mỹ tổ chức, khi được hỏi liệu Mỹ có xem xét cung cấp hộ tống cho Philippines hay không, ông Paparo, chỉ huy mới của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Mỹ, trả lời: “Tất nhiên trong điều kiện hai bên đã tham vấn và đồng thuận liên quan phòng thủ chung giữa hai nước có chủ quyền, vấn đề tàu [Mỹ] hộ tống một tàu khác [của Philippines], là lựa chọn hoàn toàn hợp lý trong phạm vi Hiệp ước phòng thủ chung (Mỹ-Philippines)”…
Nếu cuối cùng Mỹ và Philippines đạt đồng thuận để quân đội Mỹ hộ tống các tàu Philippines ở Biển Đông, điều đó sẽ làm nóng lên đáng kể mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc vốn đã căng thẳng.
Tổng thống Philippines Marcos Jr. hôm thứ Ba (27/8) đã chào đón chỉ huy mới của Mỹ về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cho biết ông tin tưởng hai bên sẽ gặp nhau thường xuyên hơn.
Ông Marcos Jr. nói rằng chuyến thăm theo kế hoạch của ông Paparo tới nhiều địa điểm thuộc Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Nâng cao (EDCA), sẽ cho phép phái đoàn Mỹ hiểu được tình hình thực tế.
Theo một tuyên bố do Văn phòng Tổng thống Philippines đưa ra, ông Marcos Jr. và ông Paparo đã thảo luận về việc đảm bảo tính liên tục của mối quan hệ đối tác an ninh và quốc phòng quan trọng giữa Mỹ và Philippines.
Trong buổi lễ chuyển giao quyền chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ ngày 3/5 năm nay, ông Paparo đã đảm nhận trách nhiệm chỉ huy thay John C. Aquilino. Ông tuyên bố rằng quân đội Mỹ sẵn sàng bảo vệ khu vực khỏi mối đe dọa xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông Paparo cho biết Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ sẽ hợp tác với các đồng minh và đối tác để duy trì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Bên lề Đại hội Quốc tế về Luật và Hành động Quân sự lần thứ 35 (MILOPS) được tổ chức tại khách sạn Manila gần đây, khi được hỏi rằng liệu Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines có thể được viện dẫn để đối phó với chiến thuật vùng xám của Trung Quốc hay không, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Teodoro nói: “Nên được áp dụng vì chúng tôi đang bị hạn chế theo một định nghĩa cứng nhắc… Tôi nghĩ chúng ta nên mở rộng phạm vi của Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines để đối mặt với kẻ thù xảo quyệt”.
Ông phát biểu tại cuộc họp báo bên lề rằng “Trung Quốc là kẻ phá hoại lớn nhất đối với hòa bình quốc tế khu vực ASEAN”, ông kêu gọi các nước khác lên án “những hành động phi pháp” của Trung Quốc cho đến khi Bắc Kinh cúi đầu trước áp lực và chấp dứt những hành vi đó: “Chúng ta cần xây dựng đồng thuận tập thể lên án mạnh mẽ Trung Quốc. Chúng ta đang chiến đấu với một đối thủ mạnh hơn”.
Teodoro kêu gọi các nước lên án “những hành động phi pháp” của Trung Quốc cho đến khi Bắc Kinh cúi đầu trước áp lực và ngăn chặn chúng: “Chúng ta cần xây dựng sự đồng thuận tập thể và lên án mạnh mẽ Trung Quốc. Chúng ta đang chiến đấu với một đối thủ mạnh hơn”.
Các tàu của cảnh sát biển, hải quân và lực lượng bị nghi ngờ là dân quân Trung Quốc thường xuyên đụng độ với các tàu Philippines trong các nhiệm vụ tiếp tế, khiến thủy thủ Philippines bị thương và tàu thì hư hỏng.
Trong tuần qua, căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông ngày càng leo thang với hàng loạt đối đầu trên biển và trên không.
Trong vụ va chạm ngày 25/8, Philippines cáo buộc tàu Trung Quốc đâm vào tàu Dịch vụ Thủy sản Philippines đang chở thực phẩm, nhiên liệu và vật tư y tế cho ngư dân. Philippines cũng lên án việc Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu. Trung Quốc phản bác rằng tàu Philippines cố tình đâm vào tàu cảnh sát biển Trung Quốc.
Ngày 26/8, tàu Trung Quốc và Philippines lại đụng độ. Philippines cho biết khi họ đang thực hiện nhiệm vụ tiếp tế cho các tàu đóng tại bãi cạn Sabina [bãi Sa Bin quần đảo Trường Sa – Việt Nam] thì bị 40 tàu Trung Quốc chặn lại, cho rằng Trung Quốc đã triển khai vũ lực quá mức tại đây; trong khi hải cảnh Trung Quốc cáo buộc tàu Philippines xâm nhập trái phép vùng biển của bãi cạn Sabina mà không có sự cho phép của Trung Quốc, khiến Trung Quốc phải thực hiện các biện pháp kiểm soát.
Với việc xung đột ngày càng trở nên thường xuyên hơn, liệu Chính phủ Philippines có viện dẫn Hiệp ước phòng thủ chung giữa Mỹ và Philippines hay không đã thu hút nhiều sự chú ý.
Mỹ và Philippines đã ký Hiệp ước phòng thủ chung (MDT) vào năm 1951. Hiệp ước quy định khi quê hương hoặc vùng lãnh thổ hải đảo, quân đội, tàu hoặc máy bay của một trong hai bên ở Thái Bình Dương bị tấn công bằng vũ lực, cả hai bên sẽ cùng nhau hành động để ứng phó trước mối nguy hiểm.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, mặc dù phán quyết trọng tài năm 2016 của Tòa án Công lý Quốc tế cho thấy tuyên bố của Đảng Cộng sản Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã quyết định đề cử Tiến sĩ Dave Weldon,…
Sau khi nghỉ hưu, Jonathan Needham (54 tuổi), một cựu bác sĩ phẫu thuật cây,…
"Con nhìn con kìa, không ăn rau sao mà lớn được?" Với những bé không…
Theo giới chức Hà Nội, diễn biến sự cố sạt lở mái đê, thân đê,…
Chính phủ Mỹ mới thêm 30 công ty Trung Quốc vào danh sách cấm nhập…
George Galloway: Nga có 3 tên lửa “hoàn toàn không thể ngăn chặn” với “tên…