Một báo cáo mới của Liên Hợp Quốc (LHQ) dự đoán, dân số Ấn Độ, quốc gia đông dân nhất thế giới, sẽ đạt đỉnh 1,7 tỷ người vào những năm 2060 trước khi bắt đầu giảm. Hiện tại, quốc gia Nam Á này có dân số khoảng 1,4 tỷ người.
Theo báo cáo năm 2024 của LHQ về Triển vọng Dân số Thế giới , sau khi đạt đến đỉnh, dân số Ấn Độ sẽ giảm khoảng 12% vào năm 2100. Tuy nhiên, theo báo cáo, quốc gia Nam Á này có thể vẫn là quốc gia đông dân nhất thế giới trong suốt thế kỷ này.
Năm ngoái, Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới. LHQ dự đoán rằng dân số Trung Quốc đã đạt đỉnh và đang giảm. Theo nghiên cứu của LHQ, “Điều này là do tỷ lệ sinh của Trung Quốc giảm nhanh chóng, đã xuống dưới mức ‘tỷ lệ thay thế’ – số trẻ em sinh trung bình trên một phụ nữ cần thiết để duy trì dân số không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác – trong một thời gian dài.”
Theo báo cáo, trong bảng xếp hạng dân số năm 2100, xếp sau Ấn Độ và Trung Quốc là Pakistan (511 triệu người), Nigeria (477 triệu người), Cộng hòa Dân chủ Congo (431 triệu người) và Hoa Kỳ (421 triệu người). Báo cáo lưu ý, việc gia tăng dân số Hoa Kỳ sẽ chủ yếu là do nhập cư.
Đầu năm nay, phát biểu trong chương trình “Let’s Talk Bharat” của đài RT của Nga, ông Ashish Chauhan, Giám đốc điều hành Sở Giao dịch Chứng khoán Quốc gia, một trong hai sàn giao dịch chính của Ấn Độ, cho biết, Ấn Độ dự kiến sẽ đóng góp 30% của cải sẽ được tạo ra trên toàn cầu trong 25 đến 50 năm tới. Đồng thời ông nhận định rằng những người trẻ am hiểu công nghệ sẽ đi đầu trong quá trình này.
Nghiên cứu trước đây cho thấy rằng Ấn Độ là nơi sinh sống của khoảng 600 triệu thanh niên trong độ tuổi 18 đến 35, và gần 69% dân số nước này sẽ ở độ tuổi lao động vào năm 2030. Điều này sẽ làm cho tỷ lệ phụ thuộc giảm mạnh. Tỷ lệ phụ thuộc là tỷ lệ tổng số dân có độ tuổi phụ thuộc từ 0 đến 14 tuổi và trên 65 tuổi so với tổng số dân có độ tuổi 15 đến 64.
Trong khi đó, dữ liệu của chính phủ Ấn Độ cho thấy, 31 trong số 36 tiểu bang và các Lãnh thổ Liên minh của Ấn Độ đã đạt tỷ lệ sinh ở mức thay thế là 2,1 sau bảy thập kỷ áp dụng các biện pháp hỗ trợ gia đình. Những trường hợp ngoại lệ bao gồm Bihar và Uttar Pradesh, hai trong số các bang có mật độ dân số đông nhất và có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế.
Đầu tuần này, New Delhi thông báo, khoảng 56% dân số Ấn Độ đã áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại để kiểm soát sinh sản.
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…