Canada và Mexico, các nước láng giềng của Hoa Kỳ, dường như mong muốn tránh một cuộc đối đầu lớn về thương mại và thuế quan với Washington khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng, nhưng Bắc Kinh đang chuẩn bị cho phần hai của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sau khi đã có những đòn đáp trả với vị tổng thống Đảng Cộng hòa trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã điện đàm cho Tổng thống đắc cử Donald Trump ngay sau khi ông cam kết tăng thuế, sau đó bay đến Florida vào tối thứ Sáu (29/11) để trao đổi với ông chủ mới của Nhà Trắng. Ông Trump cũng đã có cuộc điện đàm “tốt đẹp” với tổng thống mới của Mexico, bà Claudia Sheinbaum.
Trước đó, đầu tuần này, ông Trump đã công khai lên tiếng đe doạ áp thuế quan cao với tất cả hàng hoá vào Hoa Kỳ từ Mexico, Canada và Trung Quốc. ông Trump thông báo trên mạng xã hội Truth Social: “Vào ngày 20/1, như một trong nhiều Sắc Lệnh Hành Pháp đầu tiên của tôi, tôi sẽ ký tất cả các tài liệu cần thiết để áp mức Thuế quan 25% đối với Mexico và Canada với TẤT CẢ các sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ, cũng như Chính sách Biên giới Mở vô lý của nước này”.
Ông Trump đã đi ngườc lại chủ nghĩa chính thống về thương mại tự do của Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử sơ bộ năm 2016, chỉ trích các hoạt động ngoại thương mà ông đổ lỗi là chuyển giao công việc cho người Mỹ ra nước ngoài.
Chính quyền đầu tiên của ông chứng kiến việc đàm phán lại các thỏa thuận thương mại quan trọng với các quốc gia láng giềng, đáng chú ý là Hiệp định Hoa Kỳ-Mexico-Canada (USMCA) thay thế cho Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
Ông Trump cũng đã cố gắng đàm phán thương mại với Trung Quốc và áp thuế đối với một số ngành công nghiệp lớn, mặc dù những nỗ lực của ông không tạo ra được thỏa thuận thương mại mang tính bước ngoặt như với Mexico và Canada.
Trong chiến dịch tranh cử năm 2024, ông Trump đã đưa thuế quan trở thành trọng tâm trong các bài diễn thuyết về kinh tế của mình, cam kết giành lại việc làm cho người Mỹ và thúc đẩy sản xuất trong nước thông qua thuế quan đối với hàng nhập khẩu nước ngoài. Ông cũng hứa sẽ sử dụng thuế quan làm đòn bẩy để bảo đảm sự hợp tác từ các quốc gia khác về các vấn đề quan trọng như nhập cư.
Dưới đây là về cách các đối tác thương mại của Hoa Kỳ phản ứng với các kế hoạch áp thuế quan của ông Trump:
Mặc dù có vẻ như có một số thông tin đưa ra khác nhau giữa ông Trump và người đồng cấp Mexico về tình hình đàm phán giữa họ, nhưng cả hai đều coi các cuộc đàm phán gần đây là có hiệu quả và cho biết họ đã sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với nhau.
Cho dù ông Trump ủng hộ các chính sách nhập cư và thuế quan nghiêm ngặt trong nhiệm kỳ đầu, nhưng nhìn chung ông vẫn có mối quan hệ bền chặt với tổng thống Mexico khi đó là ông Andres Manuel Lopez Obrador.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mexico hiện tại, bà Claudia Sheinbaum ban đầu đã bày tỏ sự hoài nghi về kế hoạch áp thuế quan của ông Trump và cho rằng những kế hoạch này sẽ dẫn đến một cuộc chiến thương mại trực tiếp.
“Thuế quan sẽ được đáp trả bằng thuế quan và cứ như vậy cho đến khi chúng ta gây rủi ro cho các doanh nghiệp chung”, bà Sheinbaum nói hồi đầu tuần này. Nhưng sau đó bà đã điện đàm riêng với ông Trump và cả hai đều cho rằng vẫn còn chỗ để thảo luận.
Ông Trump đã đăng trên Truth Social vào thứ Năm (28/11) rằng: “Vừa có một cuộc trò chuyện tuyệt vời với Tổng thống mới của Mexico, bà Claudia Sheinbaum Pardo. Bà ấy đã chấp thuận ngăn chặn Di cư qua Mexico, và vào Hoa Kỳ, về cơ bản là đóng cửa Biên giới phía Nam của chúng ta. Chúng tôi cũng đã thảo luận về những gì có thể được thực hiện để ngăn chặn dòng ma túy ồ ạt tràn vào Hoa Kỳ, và cả việc tiêu thụ những loại ma túy này tại Hoa Kỳ. Đó là một cuộc trò chuyện rất hiệu quả!”
Bà Sheinbaum khẳng định bà không đưa ra bất kỳ cam kết quan trọng nào nhưng hai bên đã thảo luận về vấn đề nhập cư và buôn bán ma túy và thuế quan đã được đưa ra trong bối cảnh đó.
“Đó là một cuộc trò chuyện tốt đẹp và chúng tôi sẽ tiếp tục trò chuyện. Lập trường của Mexico không phải là đóng cửa biên giới, mà là kết nối giữa chính phủ và người dân của họ” bà Sheinbaum nói.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã bất ngờ bay đến khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Trump ở Florida vào tối thứ Sáu (29/11) để trao đổi với ông, trong bối cảnh mối đe dọa về thuế quan.
Hôm thứ Ba (26/11), ông Trudeau đã nhanh chóng điện đàm với ông Trump để thảo luận về kế hoạch của mình sau bài đăng của tổng thống đắc cử về mức thuế quan sẽ áp lên Canada.
Chính phủ của ông Trudeau đã phải đối mặt với số phiếu thăm dò tồi tệ trong bối cảnh bất mãn kinh tế lan rộng và sự thất vọng về chính sách nhập cư của ông. Một số cuộc khảo sát cho thấy Đảng Tự Do của ông Trudeau phải đối mặt với sự xóa sổ bầu cử khi cử tri đi bỏ phiếu và một cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ có thể khiến triển vọng của đảng này mờ nhạt hơn nữa.
“Rõ ràng là chúng tôi đã thảo luận về việc đưa ra những sự thật, thảo luận về mối liên hệ chặt chẽ và hiệu quả giữa hai nước chúng tôi”, ông Trudeau nói hôm thứ Ba (26/11).
Mặc dù không thường được coi là yếu tố chính trong làn sóng nhập cư của Hoa Kỳ, nhưng Canada chia sẻ với Hoa Kỳ đường biên giới không được bảo vệ lớn nhất thế giới. Hơn nữa, chính sách nhập cư lỏng lẻo của Ottawa đã góp phần không chỉ vào số phiếu thăm dò thấp của ông Trudeau mà còn vào tình hình an ninh của Hoa Kỳ.
Trong năm tài chính 2024, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ đã báo cáo kỷ lục 198.929 vụ chạm trán và bắt giữ những người vượt biên trái phép dọc biên giới Canada. Trong số những người bị bắt giữ có những cá nhân từ 97 quốc gia khác nhau.
Mặc dù an ninh biên giới là một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ giữa Washington và Ottawa, nền kinh tế Canada không phải là không có sức nặng và mối quan tâm chính của ông Trump về thuế quan có vẻ là hàng nhập khẩu nước ngoài.
Đầu năm nay, ông Trudeau đã áp dụng thuế quan đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc, cũng như thép và các mặt hàng khác. Động thái của ông diễn ra sau khi Hoa Kỳ áp dụng mức thuế tương tự và có thể báo hiệu sự sẵn sàng hợp tác của Canada với ông Trump trong các nỗ lực của ông ở phương Đông.
Trong khi Canada và Mexico dường như ít nhất cũng sẵn sàng hợp tác với ông Trump về các sáng kiến thương mại và biên giới của ông, thì Trung Quốc, đối tượng chính khiến ông Trump giận dữ, rõ ràng đang áp dụng cách tiếp cận hiếu chiến hơn đối với sự trở lại của tổng thống Đảng Cộng hòa.
Phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc Hà Á Đông (He Yadong) nói với các phóng viên rằng: “Việc áp dụng thuế quan tùy tiện đối với các đối tác thương mại sẽ không giải quyết được vấn đề của riêng nước Mỹ”.
Trung Quốc đã phải chịu một số mức thuế nhập khẩu, vì chính sách thương mại của ông Trump đã chuyển sang chính quyền Biden ở một mức độ nào đó. Khi công bố mức thuế trong tuần này, ông Trump tiếp tục đe doạ sẽ giám sát Bắc Kinh chặt chẽ hơn nữa nếu họ không ngăn chặn được việc xuất khẩu fentanyl và các loại ma tuý khác vào Hoa Kỳ.
“Cho đến khi họ dừng lại, chúng tôi sẽ áp thêm 10% thuế quan lên Trung Quốc, ngoài bất kỳ mức thuế quan bổ sung nào, đối với tất cả các sản phẩm của họ nhập khẩu vào Hoa Kỳ”, ông Trump tuyên bố, lưu ý rằng hành động của ông diễn ra sau các cuộc thảo luận không thành công với Trung Quốc nhằm thuyết phục họ hành động.
Các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã chỉ trích gay gắt kế hoạch áp thuế của ông Trump, một số ý kiến cho rằng những kế hoạch này sẽ phản tác dụng và gây tổn hại cho các công ty Hoa Kỳ đang làm ăn với Trung Quốc.
“Các chính trị gia Hoa Kỳ cần chú ý và tôn trọng thiện chí rõ ràng của các doanh nghiệp Mỹ trong việc hợp tác kinh tế và thương mại bằng cách điều chỉnh môi trường chính sách phù hợp cho các doanh nghiệp”, tờ Hoàn cầu Thời báo do nhà nước Trung Quốc kiểm soát viết.
Trung Quốc đã trở thành siêu cường công nghiệp trong những thập kỷ gần đây, thu hút các công ty Mỹ ở mọi ngành công nghiệp, một phần là do chi phí hoạt động và lao động thấp hơn.
Những nỗ lực áp thuế đầu tiên của ông Trump đối với Trung Quốc đã chứng kiến Washington giám sát kỹ lưỡng các công ty có liên hệ với nhà nước Trung Quốc như ByteDance, công ty điều hành TikTok, mà ông đã cố gắng cấm.
Thái độ hiếu chiến đối với các công ty Trung Quốc dần lan rộng khắp Điện Capitol và Quốc hội cuối cùng đã thông qua cái gọi là “lệnh cấm TikTok” và nó đang phải đối mặt với những thách thức pháp lý. Số phận của ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến này có thể sẽ là một trong những điểm nóng đầu tiên trong một cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung mới trong nhiệm kỳ hai của ông Trump.
Nữ sĩ Quỳnh Dao (tên thật Trần Triết) là một nhà văn tiểu thuyết lãng…
Sau 5 năm tái thiết và cải tạo tỉ mỉ, Nhà thờ Đức bà Paris…
Các cố vấn của ông Donald Trump đã trình bày với ông ba kế hoạch…
Ông Brian Thompson, Giám đốc điều hành chi nhánh bảo hiểm của UnitedHealth Group, đã…
Trong đợt diễn tập của Quân khu 7 thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, một…
Một tàu hải cảnh Trung Quốc đã tấn công tàu của Cục Bảo vệ và…