Moscow triệu tập đại sứ Pháp sau khi phóng viên Nga bị phân biệt đối xử tại G20

Bộ Ngoại giao Nga hôm thứ Hai (18/9) đã triệu tập Đại sứ Pháp tại Moscow Pierre Levy vì sự việc các nhà báo Nga bị phân biệt đối xử tại buổi họp báo của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ở hội nghị G20 hơn một tuần trước.

Các phóng viên thường trú tại Ấn Độ của tờ RIA Novosti và tổng biên tập của hãng truyền thông ‘Russia-News’ đã bị từ chối tiếp cận sự kiện họp báo của Tổng thống Pháp Macron theo “một cách thức cục súc”, Bộ Ngoại giao Nga nói trong một tuyên bố phát đi hôm thứ Hai (18/9). Bộ này đã gọi những hành động đó của giới chức Pháp là “phân biệt đối xử và bài Nga công khai”.

Những hành động như vậy “vi phạm trắng trợn nguyên tắc tự do báo chí”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh và cho biết thêm thực tế việc giới chức Pháp đã từ chối xin lỗi về sự cố đó và tìm cách thu giữ điện thoại của các nhà báo Nga phơi bày “sự quyết tâm của Pháp nhằm thực thi chế độ phân biệt đối với truyền thông Nga”.

Bộ Ngoại gia Nga cho rằng hành vi trấn áp các nhà báo Nga không là gì khác ngoài nỗ lực của giới chức Pháp nhằm kiềm chế bất kỳ ý kiến trái chiều nào.

Bộ Ngoại giao Nga nói thêm rằng, thông qua đại sứ Pháp, Moscow đã đang yêu cầu Paris chấm dứt nỗ lực gây sức ép lên bất kỳ hãng truyền thông nào mà họ không ưa thích. Pháp cũng nên dừng phân biệt đối xử với các hãng truyền thông Nga và bắt đầu đối xử với họ theo cách thức cởi mở tương tự như Nga đối xử với các hàng truyền thông Pháp.

Sự cố trên đã xảy ra trong hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức tại New Delhi, Ấn Độ trong hai ngày 9/9 và 10/9 vừa qua. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã mô tả những hành động đó của giới chức Pháp là “một biểu hiện ngông cuồng của chủ nghĩa phát-xít”.

Cách hành xử của giới chức Pháp diễn ra trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) kể từ khi chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ đã cấm tất cả ‘truyền thông nhà nước’ Nga từ RT và Sputnik tới đài phát thành truyền hình công cộng VGTRK. EU cũng đã thuyết phục nền tảng video trực tuyến YouTube tiến hành cấm nội dung của ‘truyền thông nhà nước’ Nga trên phạm vi toàn cầu.

Hơn nữa, Tổng thống Pháp Macron đã có mối quan hệ gai góc gây tranh cãi với truyền thông Nga từ lâu trước khi chiến tranh Ukraine diễn ra. Chiến dịch tranh cử của ông Macron năm 2017 đã từ chối cấp phép tác nghiệp cho các phóng viên của RT và Sputnik. Từ sau đó, các nhóm phóng viên RT đã nhận được hàng loạt những lời giải thích kỳ cục về việc cấm họ tham dự các sự kiện của chính phủ Pháp. Chẳng hạn vào tháng 1/2018, RT tại Pháp đã bị cấm đưa tin về chuyến thăm Rome, Ý của Tổng thống Macron.

Vào tháng 10/2023, một phát ngôn viên của chính phủ Pháp đã thừa nhận rằng Điện Elysee cố ý cấm các hãng truyền thông Nga tham gia đưa tin trong các sự kiện của chính phủ bởi vì họ nhìn nhận các hãng tin Nga không phải là “truyền thông mà là tuyên truyền”.

Hải Đăng (Theo RT)

Hải Đăng

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Hải Đăng

Recent Posts

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Ông Trần Đức Lương từ trần do tuổi cao, sức yếu.

23 phút ago

Thủ đoạn trốn thuế quan Mỹ của các nhà xuất khẩu Trung Quốc

Các nhà xuất khẩu Trung Quốc đã đề xuất “bao thuế”, “miễn khai báo” với…

4 giờ ago

Đoàn Việt Nam gặp các tập đoàn năng lượng, điện hạt nhân, hàng không vũ trụ và công nghệ hàng đầu Hoa Kỳ

Ngày 20/5/2025 tại Hoa Kỳ (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng Đoàn…

4 giờ ago

Làm thế nào để đứng lên khi cuộc sống đánh gục bạn?

Những thảm họa cá nhân xảy ra bất ngờ, nhưng những bước đơn giản có…

6 giờ ago

Tổng thống Trump cáo buộc các cố vấn của ông Biden phạm tội phản quốc

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã cáo buộc các trợ lý cấp cao của…

7 giờ ago

Sản phẩm giảm cân của Ngân 98 bị kiểm tra

Cơ quan chức năng TP.HCM kiểm tra sản phẩm giảm cân của Ngân 98 vì…

8 giờ ago