“Tòa lãnh sự Mỹ tại Adana sẽ được đóng cửa” vô thời hạn, và các dịch vụ sẽ được chuyển sang Đại sứ quán Mỹ ở Ankara do quan ngại các hoạt động bạo lực có thể diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Chính phủ Mỹ đã có thông báo đề ngày 18/10, trong đó tuyên bố cơ sở ngoại giao ở Andana, Thổ Nhĩ Kỳ, bị đóng cửa “cho tới khi có thông báo khác.”
Trong thông báo của Mỹ cũng viết: “Dự kiến sẽ có các cuộc biểu tình lớn liên quan đến các sự kiện ở Israel và Gaza trên khắp Thổ Nhĩ Kỳ trong vài tuần tới. Bất kỳ cuộc tụ tập nào, ngay cả những cuộc tụ tập nhằm mục đích hòa bình, đều có thể leo thang và trở thành bạo lực. Hoạt động biểu tình có thể dẫn đến việc tăng cường sự hiện diện của cảnh sát, đóng cửa đường và gián đoạn giao thông.”
“Israel đánh bom các bệnh viện, và Biden trả tiền cho họ làm như thế!” — Dòng chữ của người biểu tình ở Istanbul bên cạnh hình ảnh ôm nhau thắm thiết của hai nhà lãnh đạo Mỹ và Israel trên bức ảnh của hãng tin AP.
Trên thực tế, các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine đã diễn ra không ít ở Thổ Nhĩ Kỳ —quốc gia Hồi giáo chiếm chủ đạo— và cũng diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó nhiều vụ nhắm thẳng vào các cơ quan của chính quyền Mỹ.
Các cuộc biểu tình trở nên kịch liệt hơn, kể từ sau vụ bệnh viện Baptist ở Gaza cướp đi mạng sống của ít nhất 500 người Palestine (theo báo cáo từ Gaza). Mặc dù hiện nay các phe vẫn tìm cách đổ lỗi cho nhau về vấn đề ‘ai là thủ phạm’, nhưng hiển nhiên, vụ việc đã giống như ‘cọng rơm đè lạc đà’, sau khi Israel liên tục oanh tạc Gaza hơn chục ngày, khiến 3.000 người Palestine mất mạng, để trả thù cuộc tấn công của Hamas từ Gaza khiến 1.400 người Israel mất mạng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có mặt ở Israel vào hôm Thứ Tư. Ngay sau đó Thủ tướng Anh Rishi Sunak cũng tới Tel-Aviv để cùng gặp mặt, thể hiện sự ủng hộ vững chắc của Mỹ và Anh đối với Israel trong chiến tranh Israel-Hamas.
Phương Tây truyền thông điệp ủng hộ Israel mạnh mẽ, đồng thời đe dọa bất cứ bên nào dám đứng lên ủng hộ Hamas. Trong khi đó, Quân đội Israel đã huy động bộ binh với tất cả quân dự bị được điều động. Phe bên kia hiểu rằng Mỹ đang bật đèn xanh cho các cuộc tấn công của Israel vào Gaza, dải đất nhỏ hẹp của 2,3 triệu cư dân.
Lo lắng về biểu tình bạo động và quyết định tạm đóng cửa của cơ quan ngoại giao Mỹ được diễn ra trong bối cảnh như vậy.
RT cho hay, ban đầu Đại sứ quán nói chỉ tạm đóng cửa tới Thứ Tư, nhưng sau đó thông báo của Chính phủ Mỹ đã viết rằng đó là đóng cửa vô thời hạn.
Vấn đề biểu tình và bạo động đang diễn ra ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có những hoạt động nhằm vào cơ quan Chính phủ Mỹ hoặc thậm chí người dân Mỹ, đặc biệt là ở khu vực có nhiều người Hồi giáo, như tại Lebanon (Li-Băng), Jordan, Ai Cập, và đương nhiên cả ở Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm Istanbul, Malatya, Gaziantep, và Kayseri.
Tại Beirut (Li-Băng), những người bạo loạn đã cố gắng xông vào cơ quan ngoại giao Mỹ và đụng độ với cảnh sát.
Đại sứ quán Mỹ ở Cairo (Ai Cập) cảnh báo công dân Mỹ tránh tụ tập đông người và “tránh giao tiếp”, với lý do là người dân địa phương có thể tồn tại “tâm lý chống Mỹ”.
Những người biểu tình cũng đã tổ chức các hành động tại các cơ quan của Israel ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhật Tân
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…