Hoa Kỳ và Đài Loan lên kế hoạch tăng cường hợp tác kinh tế thương mại và lên án hành động đe dọa của Bắc Kinh. (Ảnh minh họa: Maksym Kapliuk/Shutterstock)
Theo Reuters, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gỡ đóng băng 5,3 tỷ USD viện trợ ngoại giao bị đóng băng trước đây, chủ yếu cho các chương trình an ninh và chống ma túy, bao gồm 870 triệu USD cho chương trình Đài Loan, và 336 triệu USD để giúp hiện đại hóa lực lượng an ninh Philippines. Các học giả phân tích rằng mục tiêu chiến lược của chính quyền Trump là ứng phó với các thách thức của Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ), hơn nữa vấn đề an ninh của Đài Loan là trọng tâm cốt lõi, do đó ngân sách không bị đóng băng để cung cấp viện trợ quân sự cho Đài Loan.
Reuters đưa tin, ngay sau khi nhậm chức vào ngày 20/1, ông Trump đã ra lệnh đình chỉ các chương trình viện trợ nước ngoài trong 90 ngày, đóng băng nguồn tài trợ cho một loạt chương trình, bao gồm các chương trình chống đói và bệnh tật chết người, cũng như cung cấp tị nạn cho hàng triệu người không có nơi nương tựa trên khắp thế giới.
Reuters đưa tin, tính đến ngày 13/2, 243 danh sách miễn trừ khác đã được công bố, với tổng số tiền được gỡ bỏ đóng băng là 5,3 tỷ USD, chủ yếu được sử dụng để tuân thủ chính sách của ông Trump trong việc chống nhập cư bất hợp pháp và dòng ma túy vào Mỹ. Về miễn trừ an ninh, số tiền này bao gồm 870 triệu USD cho chương trình Đài Loan, 336 triệu USD để hỗ trợ hiện đại hóa lực lượng an ninh Philippines, và hơn 21,5 triệu USD để mua áo giáp và xe bọc thép cho cảnh sát quốc gia và lính biên phòng Ukraine.
Ông Trần Thế Dân (Shih-min Chen), phó giáo sư của Khoa Khoa học Chính trị tại Đại học Quốc gia Đài Loan, đã tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn với các phương tiện truyền thông rằng khi ông Trump nhậm chức, ông đóng băng tất cả các quỹ viện trợ nước ngoài, bao gồm viện trợ quân sự được phân bổ cho Đài Loan trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden nhưng chưa được phân bổ cho Đài Loan. Hiện nay, chính quyền Trump gỡ bỏ đóng băng viện trợ quân sự cho Đài Loan, điều này lặp lại những gì Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth đã nói cách đây vài ngày, rằng ưu tiên của Mỹ từ nay trở đi là đối đầu với Trung Quốc, và cốt lõi của việc ứng phó với những thách thức của Trung Quốc là vấn đề an ninh trên eo biển Đài Loan.
Ông Tô Tử Vân, Giám đốc Viện Nghiên cứu Tài nguyên và Chiến lược Quốc phòng của Viện nghiên cứu Quốc phòng Đài Loan, chỉ ra rằng sự thay đổi chiến lược hiện nay của Mỹ là “coi trọng châu Á và coi nhẹ châu Âu”. Hơn nữa, cuộc hội đàm giữa các ngoại trưởng Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan. Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba cũng đề cập tại hội nghị thượng đỉnh với ông Trump rằng “duy trì hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan là rất quan trọng”, tất cả những điều này đều nêu bật tầm quan trọng của Đài Loan.
Ông Tô Tử Vân cho rằng thông báo gần đây của Tổng thống Lại Thanh Đức rằng ngân sách quốc phòng sẽ tăng lên 3% GDP và việc ông nhấn mạnh vào việc thúc đẩy cán cân thương mại giữa Đài Loan và Mỹ, đều là ý định hợp tác của Đài Loan với Mỹ. Dựa trên bối cảnh nêu trên, việc chính quyền Trump gỡ bỏ đóng băng các quỹ viện trợ nước ngoài bao gồm cả hỗ trợ an ninh của Đài Loan là điều “dĩ nhiên”.
Đối với các quỹ không bị đóng băng, bao gồm 336 triệu USD để hỗ trợ hiện đại hóa lực lượng an ninh Philippines, ông Trần Thế Dân chỉ ra rằng các vấn đề an ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mà chính quyền Trump coi trọng có mối liên hệ với nhau. Philippines và Mỹ là đồng minh quân sự, Philippines hiện đang chịu nhiều áp lực quân sự từ ĐCSTQ rõ ràng là ở thế bất lợi, Mỹ đã bắt đầu hỗ trợ quân sự cho Philippines từ thời chính quyền Biden, và cùng với việc các mối đe dọa từ ĐCSTQ gia tăng, ông Trump cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự.
Ông Trần Thế Dân nói rằng Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã phát biểu tại phiên điều trần xác nhận của Thượng viện Mỹ hôm 16/1 rằng: “Chúng tôi không cam kết việc không giúp đỡ họ (Đào Loan) phòng vệ” (We make no commitment to not helping them in their national defense). Đây cũng là cách giải thích mới về “sự mơ hồ chiến lược” của Mỹ, duy trì sự mơ hồ chiến lược theo một cách khác.
Khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 20/2 rằng liệu Mỹ có hành động để bảo vệ Đài Loan nếu ĐCSTQ có hành động đối với Đài Loan hay không, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rubio nói rằng Mỹ phản đối bất kỳ hình thức ép buộc hoặc cưỡng bức thay đổi hiện trạng nào.
Ngoài việc cho rằng Mỹ không tìm cách gây xung đột và không muốn chứng kiến xung đột, ông Rubio còn cho biết Mỹ sẽ không từ bỏ việc ủng hộ Đài Loan tham gia các diễn đàn quốc tế.
Lập Minh, Vision Times
Ông Hoàng Quốc Vượng - cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương bị cáo buộc gây…
Ngoại trưởng Mỹ Rubio cho rằng Tổng thống Ukraine Zelensky đã lừa về vụ khoáng…
Sự việc diễn ra tại một sự kiện lưỡng đảng trong khuôn khổ Hội nghị…
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố hôm thứ Bảy (22/2) rằng tất cả nhân viên…
Ukraine sẽ không được cấp tư cách thành viên NATO, mà sẽ đóng vai trò…
Liên quan vụ người nhà sản phụ 28 tuổi tố Bệnh viện Phụ sản Trung…