Thế Giới

Mỹ ra quy định mới về xuất khẩu AI để ứng phó nguy cơ an ninh từ ĐCSTQ

Ngày 30/9, Bộ Thương mại Mỹ đã mở rộng quy tắc xuất khẩu, yêu cầu các trung tâm dữ liệu nước ngoài phải có đơn xin cấp phép trước khi mua chip trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến từ Mỹ, lý do chính liên quan vấn đề an ninh quốc gia từ Trung Quốc.

(Nguồn: Dragon Claws/ Shutterstock)

Trong một tuyên bố, trợ lý D. Rozman Kendler quản lý xuất khẩu tại Bộ Thương mại Mỹ cho biết: “AI là công nghệ lưỡng dụng quân sự – dân sự điển hình, cần hợp tác từ ngành công nghiệp và chính phủ đối tác để phát triển hệ sinh thái công nghệ toàn cầu an toàn phù hợp với lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ”.

Cục Công nghiệp và An ninh (BIS) của Bộ Thương mại Mỹ cho biết, mặc dù AI khiến giáo dục và chăm sóc sức khỏe trở nên thuận tiện hơn, nhưng cũng có thể được sử dụng để phát triển vũ khí mạng, hóa học, sinh học và hạt nhân tiên tiến.

BIS tuyên bố cộng đồng tình báo Mỹ đã nhận thấy tham vọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng AI để “giám sát hàng loạt” và xây dựng “nền tảng vũ khí thông minh”, điều đó đã thúc đẩy Chính phủ Mỹ đưa ra một số biện pháp để ngăn chặn họ tiếp thu công nghệ tiên tiến, bao gồm cả hạn chế xuất khẩu.

Vốn dĩ các công ty Mỹ phải xin giấy phép trước khi xuất khẩu những công nghệ tiên tiến này cho các công ty Ấn Độ và Trung Quốc, quy định mới yêu cầu các trung tâm dữ liệu nước ngoài có AI tiên tiến cũng phải nộp đơn xin phê duyệt, để trở thành “người dùng cuối được xác thực” (validated end user, VEU), nếu không sẽ không thể xuất khẩu.

Thứ trưởng Alan Estevez phụ trách công nghiệp và an ninh tại Bộ Thương mại Mỹ cho biết: “Chương trình VEU đối với trung tâm dữ liệu sẽ xem xét nghiêm ngặt những bên nộp đơn, để đảm bảo tất cả đều có các biện pháp bảo vệ và bảo mật thích hợp, nhằm bảo vệ công nghệ tiên tiến nhất của Mỹ”.

Các trung tâm dữ liệu phải báo cáo những thông tin sau: khách hàng hiện tại và tiềm năng; liệu họ có mối quan hệ với bất kỳ thực thể nào nằm trong danh sách đen của Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính hoặc Lầu Năm Góc không; kế hoạch bảo mật và rủi ro, bao gồm chính sách về cách quản lý truy cập thông tin.

Bộ Thương mại Mỹ cũng có thể yêu cầu cần đảm bảo kiểm tra và cam kết bảo mật từ chính phủ của nơi trung tâm dữ liệu hoạt động. Mặc dù BIS không đề cập cụ thể chính phủ nào, nhưng các nhà lập pháp và quan chức Mỹ đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về các thực thể giúp đối thủ nước ngoài lách các lệnh trừng phạt của Mỹ. Các nhà ngoại giao Mỹ cũng đã nhiều lần lên án ĐCSTQ vì đã hỗ trợ các nỗ lực chiến tranh của Nga, giới lập pháp Mỹ rất chú ý đến mối quan hệ của họ với các chính phủ tại Trung Đông. Hạ viện Mỹ đã yêu cầu Ủy ban về Trung Quốc điều tra một số công ty Trung Quốc được cho là đang trợ giúp cho các ngành công nghiệp bị trừng phạt của Iran, cũng như mối quan hệ giữa công ty AI của Iran với Trung Quốc.

Trần Đình

Published by
Trần Đình

Recent Posts

Bộ Công an điều tra động cơ phát tán hình ảnh tố C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh

Bộ Công an phối hợp với công an địa phương điều tra động cơ phát…

13 phút ago

Bộ trưởng Giao thông Nga đã chết, có khả năng tự tử, vài giờ sau khi bị sa thải

Bộ trưởng Giao thông Nga Roman Starovoit đã được phát hiện đã chết vài giờ…

4 giờ ago

SCMP trích lời nhà phân tích nghi Trung Nam Hải chuẩn bị cho việc ông Tập về hưu

Quy định này có thể ngụ ý rằng ông Tập Cận Bình sẽ phân quyền…

5 giờ ago

Bàn tay đen của chánh văn phòng của Zelensky đang thao túng chính phủ — Economist

Bất chấp chiến tranh thảm khốc, ‘cung đấu’ ở Kiev vẫn tiếp tục diễn ra…

5 giờ ago

Việt Nam chính thức áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng của Trung Quốc

Việt Nam đã áp dụng thuế chống bán phá giá lên tới 27,83% đối với…

5 giờ ago

Khởi tố hai cựu tổng giám đốc PJICO và nhiều lãnh đạo vì nhận hối lộ

Cơ quan điều tra khởi tố hai cựu Tổng Giám đốc PJICO cùng nhiều lãnh…

7 giờ ago