Theo South China Morning Post (SCMP), 3 tàu sân bay từ Hạm đội 7 của Hoa Kỳ đã đến Tây Thái Bình Dương, ngưỡng cửa của Trung Quốc, ngoài ra còn hai chiếc nữa sắp đến. Đây là con số chưa từng có, nhằm gửi đi một thông điệp răn đe mạnh mẽ.
Tham vọng hạt nhân của Triều Tiên và yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc làm căng thẳng quân sự leo thang, Mỹ dự kiến sẽ triển khai gần một nửa số tàu sân bay tới Tây Thái Bình Dương trong năm nay.
Theo Cơ quan theo dõi Hạm đội và Thủy quân lục chiến của Viện Hải quân Hoa Kỳ, đầu tháng này, tàu USS Abraham Lincoln được thấy đã rời cảng nhà ở thành phố San Diego, bang California hướng tới Tây Thái Bình Dương.
Hải quân Mỹ cũng xác nhận tàu USS George Washington sẽ quay trở lại Nhật Bản trong năm nay. Nó sẽ thay thế tàu sân bay USS Ronald Reagan, trở thành nòng cốt trong nhóm tác chiến tàu sân bay Hạm đội 7 của Mỹ.
Tháng trước, tàu USS Carl Vinson đã cùng Hàn Quốc và Nhật Bản tham gia cuộc tập trận hải quân chung lớn nhất từ trước đến nay giữa hai nước, đưa ra lời răn đe đối với Triều Tiên, quốc gia được trang bị vũ khí hạt nhân.
Nhóm tấn công Carl Vinson cũng tiến hành một cuộc tập trận lớn trên boong với tàu sân bay USS Theodore Roosevelt ở biển Philippines cùng với Nhật Bản, bao gồm thử nghiệm các hoạt động không chiến.
Trong năm qua, nhiều cuộc đối đầu giữa Bắc Kinh và Manila (thủ đô của Philippines) về tranh chấp lãnh thổ đã xảy ra.
Brian Hart, nhà nghiên cứu thuộc Dự án Sức mạnh Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nói với tờ SCMP rằng việc triển khai những tài sản dễ thấy nhất trong quân đội sẽ gửi một tín hiệu rất rõ ràng tới đối thủ.
Ông nói thêm, trước cuộc chiến ở Ukraine, xung đột ở Trung Đông và các cuộc tấn công của Houthi ở Biển Đỏ, quân đội Mỹ muốn gửi tín hiệu rằng họ có thể xử lý những tình huống này trong khi tiếp tục tập trung vào khu vực ưu tiên là Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Báo cáo cân bằng quân sự mới nhất của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho biết, các nước phương Tây đang cố gắng cân bằng mối lo ngại về cuộc chiến ở Ukraine với các lợi ích chiến lược ở châu Á, vốn chủ yếu được thúc đẩy bởi thương mại.
Vương quốc Anh có kế hoạch tái triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay của mình đến khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vào năm 2025. Đức cũng tuyên bố sẽ điều động 2 tàu chiến tới khu vực này vào năm 2024.
Trung Quốc cũng đang tăng cường năng lực hải quân của mình. Trong vài năm tới, Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tiến hành thử nghiệm chuyên sâu tàu sân bay thứ 3 tiên tiến nhất của họ, tàu Phúc Kiến (số 003).
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…