Mỹ và Trung Quốc đã tranh cãi tại Liên Hợp Quốc (UN) về vấn đề vệ tinh Starlink của Mỹ không giữ khoảng cách, được phía Trung Quốc cho là cần thiết đối với trạm vũ trụ của Trung Quốc. Giới thiên văn học Mỹ cho biết, họ chưa bao giờ thấy có tranh chấp về không gian vũ trụ ở cấp độ quốc tế như vậy.
Ngày 15/5/2020, lá cờ của Lực lượng Vũ trụ Mỹ (US Space Force) lần đầu tiên được công bố tại Nhà Trắng (Nguồn: Samuel Corum-Pool / Getty).
Ngày 3/12/2021, Phái đoàn thường trực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại UN đã đệ trình công hàm lên Văn phòng Vấn đề ngoài vũ trụ của UN, qua đó nêu rõ vệ tinh Starlink do SpaceX của Mỹ phóng lên lần lượt ngày 1/7 và ngày 21/10 đã đã “tiếp xúc gần” trạm vũ trụ Trung Quốc khiến trạm vũ trụ Trung Quốc phải tránh khẩn cấp.
Ngày 28/1/2022, Mỹ chính thức đáp trả cáo buộc của Trung Quốc. Lưu ý của Mỹ cho biết kể từ tháng 11/2014, Mỹ đã cung cấp cho Chính phủ Trung Quốc thông tin an toàn về phi hành vũ trụ, bao gồm thông báo khẩn cấp về nguy cơ va chạm rủi ro cao giữa tàu vũ trụ có người lái và người máy của Trung Quốc với các vật thể không gian khác. Phía Mỹ cho biết, liên quan đến các sự kiện được liệt kê trong công hàm của Trung Quốc, Mỹ đã ước tính trước rằng xác suất va chạm giữa trạm vũ trụ Trung Quốc và vệ tinh Starlink là không cao, không đến mức đáy của tiêu chuẩn có thể xảy ra vụ va chạm khẩn cấp nên không cần thông báo khẩn cấp cho phía Trung Quốc.
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ vào ngày 10/2, phát ngôn viên Triệu Lập Kiên cho biết, “Mỹ không có quyền đơn phương đặt ra giới hạn đáy của tiêu chuẩn va chạm khẩn cấp”, đồng thời cho biết sau vụ việc, cơ quan chức năng Trung Quốc đã nhiều lần gửi email cho phía Mỹ nhưng không nhận được phản hồi. Truyền thông Trung Quốc cũng đăng các bài báo dựa trên tuyên bố của ông Triệu Lập Kiên, trong khi né tránh nội dung cụ thể nêu trong công hàm của Mỹ.
Theo thông báo từ Phái đoàn thường trực của Mỹ tại UN (Wien – Áo) gửi Tổng thư ký UN (xem văn bản gốc tại đây) ngày 28/1/2022 nêu rõ, “Trong trường hợp các tính toán cho thấy tiềm ẩn nguy cơ va chạm thì Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ sẽ cung cấp phân tích cho tất cả các nhà khai thác tàu vũ trụ bị ảnh hưởng, gồm cả Trung Quốc, để hỗ trợ các quyết định của họ về các hoạt động tránh va chạm”.
Công hàm của Mỹ cũng cho biết, họ đã tính toán hai ví dụ cụ thể trong bản công hàm phía Trung Quốc gửi cho Tổng thư ký UN và nhận thấy không có mấy khả năng xảy ra va chạm: “Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ ước tính khả năng xảy ra va chạm giữa trạm vũ trụ Trung Quốc và tàu vũ trụ được chỉ định của Mỹ là khó xảy ra: Starlink-1095 (2020-001BK), ngày 1/7/2021; Starlink-2305 (2021-024N), ngày 21/10/2021. Vì các hoạt động này không đến giới hạn mức đáy của tiêu chí va chạm khẩn cấp nên trong cả hai trường hợp không cần thông báo khẩn cấp”.
Mỹ cũng cho biết trong trường hợp có khả năng cao xảy ra va chạm liên quan đến trạm vũ trụ của Trung Quốc thì Mỹ sẽ cung cấp thông báo cận cảnh trực tiếp cho liên lạc được chỉ định của Trung Quốc.
Công hàm cũng tuyên bố rằng trước khi Trung Quốc có thông báo cho Tổng thư ký UN, phía Mỹ không biết về bất kỳ liên hệ hoặc cố gắng liên lạc nào liên quan thông tin hoặc mối quan tâm về sự kiện được đề cập giữa Trung Quốc và Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ hay những người điều hành Starlink-1095 và Starlink-2305 hoặc bất kỳ thực thể nào khác của phía Mỹ.
Cũng giống như khi Trung Quốc đưa ra Công hàm vào tháng 12/2021, trong họp báo thường kỳ ngày 10/2, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao ĐCSTQ Triệu Lập Kiên một lần nữa lên án Mỹ trốn tránh trách nhiệm. Khi trả lời câu hỏi của một phóng viên của tờ Phượng Hoàng (Phoenix) của Trung Quốc, ông Triệu còn cố ý đọc nội dung “Hiệp ước ngoài không gian” nhằm bác bỏ tuyên bố của Mỹ. Giới quan sát có nghi ngờ Trung Quốc đã sử dụng phóng viên giả để đặt trước các câu hỏi phục vụ tuyên truyền.
Ông Triệu nói: “Phía Mỹ không có quyền đơn phương đặt ra giới hạn đáy của tiêu chuẩn va chạm khẩn cấp”. Nhưng ông Triệu không đưa ra bất kỳ bằng chứng hỗ trợ nào.
Jonathan McDowell, một nhà thiên văn học tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian, nói với Epoch Times rằng hiện nay chưa có “tiêu chí quốc tế về va chạm khẩn cấp” trong không gian vũ trụ. Nhưng tiêu chuẩn tiên tiến nhất và được áp dụng phổ biến thì thường dựa theo thiết lập của Mỹ.
McDowell, người từ lâu theo dõi quỹ đạo các vệ tinh Starlink của SpaceX, giải thích rằng do các vệ tinh Starlink liên tục thay đổi quỹ đạo nên vấn đề này đặt ra câu hỏi về tiêu chuẩn về khoảng cách gần nhất có thể chấp nhận thường được Mỹ áp dụng. Theo dữ liệu của ông, vệ tinh Starlink tiếp cận trạm vũ trụ Trung Quốc vào tháng 7/2021 đã điều chỉnh một chút đường đi hoạt động, điều này có thể cho thấy vai trò từ hệ thống tự hành của vệ tinh này.
Theo giới thiệu trên trang web Starlink, công nghệ tự động tránh va chạm được tích hợp trong vệ tinh cho phép vệ tinh có thể tự động né tránh khi phát hiện có thể xảy ra va chạm với rác vũ trụ hay trạm vũ trụ hoặc bất kỳ vật thể không gian nào khác đang lao tới.
Trung tâm vũ trụ Kennedy của NASA (Mandel Ngân / AFP/Getty).
Trên Epoch Times, nhà bình luận Wang He nói rằng bất cứ ai đọc công hàm của Mỹ sẽ thấy rõ “năng lực và trách nhiệm cao của Mỹ trong không gian vũ trụ”, nhưng phía ĐCSTQ không đề cập đến những nội dung này. Ví dụ, công hàm cung cấp một trang web có thể truy cập vào kết quả sàng lọc của các sứ mệnh không gian có người lái và không người lái, đồng thời miễn phí cho tất cả mọi người đăng ký xin cung cấp thông tin.
Wang He nói với Epoch Times: “Không gian là ngã tư không có đèn giao thông, Mỹ đang cung cấp dịch vụ công miễn phí cho các nước, trong khi việc hợp tác của ĐCSTQ trong không gian lại không có ý đồ tốt mà vì mục tiêu tranh quyền thống trị của Mỹ”.
Những năm gần đây Trung Quốc nổi lên thành thế lực thách thức lớn đối với Mỹ trong lĩnh vực thám hiểm không gian. Tháng 5/2021, Trung Quốc trở thành nước thứ hai triển khai máy do thám di chuyển trên bề mặt sao Hỏa. ĐCSTQ đã thông báo về mục tiêu trước năm 2033 gửi phi hành đoàn lên sao Hỏa, đây là mốc thời gian có thể đi trước NASA.
Một số nhà bình luận Trung Quốc đã chỉ ra việc triển khai vệ tinh của ĐCSTQ có thể được đẩy nhanh để cạnh tranh với SpaceX của Musk. Khi đề cập đến mục tiêu của SpaceX là đưa hơn 40.000 vệ tinh vào quỹ đạo, Dan Bin – một ông trùm cổ phần tư nhân và là chủ tịch của Công ty Quản lý Đầu tư Cảng Phương Đông Thâm Quyến – khoe với 12,8 triệu người theo dõi Weibo của ông: “Chúng tôi có thể đưa lên trước 100.000 cái”.
Chuyên gia thiên văn McDowell của Đại học Harvard cho rằng mọi bên liên quan đều phải chịu trách nhiệm về việc quỹ đạo Trái đất bị tắc nghẽn, những hệ thống này khó có hiệu quả nếu không có sự hợp tác chặt chẽ hơn. Ông cũng trích dẫn thực tế như hồi năm 2007, Trạm Vũ trụ Quốc tế cũng đã nhiều lần phải tránh các mảnh vỡ từ vụ thử chống vệ tinh của Trung Quốc.
Khi được hỏi lịch sử đã có khi nào xảy ra tranh chấp tương tự về không gian giữa các cường quốc như thế này chưa, ông trả lời: “Tôi không nhớ bất kỳ tranh chấp tương tự nào đã đạt đến mức độ thảo luận quốc tế này”.
Sau khi Trung Quốc và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (European Space Agency) phản kích về các vệ tinh Starlink của SpaceX chiếm dụng quá nhiều không gian, Giám đốc điều hành SpaceX Elon Musk đã lên tiếng đáp trả về chỉ trích này.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times tại Anh, Elon Musk đã đáp lại những lời chỉ trích về việc các vệ tinh Starlink của công ty ông đang chiếm dụng không gian. Musk nói rằng “hàng chục tỷ” tàu vũ trụ có thể vận hành trong quỹ đạo gần Trái đất, và bác bỏ tuyên bố rằng công ty của ông đang “chèn ép các đối thủ cạnh tranh trong không gian”.
Musk nói: “Không gian cực kỳ khổng lồ, và các vệ tinh thì rất nhỏ. Đây không phải là tình huống mà chúng ta nên ngăn chặn người khác một cách hiệu quả bằng bất kỳ phương thức nào. Chúng tôi không ngăn cản bất cứ ai làm bất cứ điều gì và chúng tôi không hy vọng sẽ làm như vậy.”
Musk bác bỏ cáo buộc rằng ông đang “chèn ép” các đối thủ cạnh tranh vệ tinh trong tương lai, ông ví số lượng vệ tinh trong quỹ đạo trái đất thấp với số lượng mà ông gọi là 2 tỷ ô tô và xe tải. Ông nói rằng mọi “vỏ” quỹ đạo xung quanh trái đất đều lớn hơn bề mặt trái đất, và trong không gian xa hơn, cứ 10 mét lại có thêm một vỏ.
Ông nói: “Điều này có nghĩa là không gian có hàng chục tỷ vệ tinh. Hàng ngàn vệ tinh chẳng là gì cả. Nó giống như có hàng ngàn chiếc ô tô trên Trái đất – và điều này chẳng là gì cả.”
Mộc Vệ (t/h)
Xem thêm:
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…