Myanmar, Nga đặt ra bài thử sớm cho chính sách ngoại giao của Biden

Đảo chính quân sự tại Myanmar và trấn áp trên diện rộng những người bất đồng chính kiến tại Nga đang đặt ra những bài kiểm tra sớm cho chính sách ngoại giao của chính quyền mới ở Mỹ. Ông Biden và cộng sự được cho là đang cố gắng thiết lập lại vị thế lãnh đạo thế giới dân chủ của Washington mà họ cáo buộc cựu Tổng thống Donald Trump đã từ bỏ trong 4 năm tại nhiệm.

Bước vào Tòa Bạch Ốc với cam kết sẽ khôi phục sự ủng hộ vững chắc của Mỹ đối với nhân quyền, tự do ngôn luận và cởi mở chính trị, TT Joe Biden đang phải đối mặt với hai thách thức nghiêm trọng tại Myanmar và Nga.

Tại Myanmar, kênh truyền hình Myawaddy TV đã thông báo về việc quân đội nước này tiếp quản đất nước trong thời gian quốc gia này rơi vào tình trạng “khẩn cấp”. Lý do của việc tiếp quản một phần là do chính phủ đã không hành động trước những cáo buộc của quân đội về gian lận cử tri trong cuộc bầu cử tháng Mười Một năm ngoái. Tình trạng khẩn cấp được ban bố sẽ kéo dài trong 1 năm. Quân đội Myanmar bắt giữ các lãnh đạo cấp cao, bao gồm cả bà Aung San Suu Kyi.

Hãng tin AP dẫn lời ông Danny Russel, cựu trợ lý Ngoại trưởng Mỹ chuyên trách Đông Á và Thái Bình Dương, cho hay: “Đây là một bước lùi cho Myanmar và cho sự quản trị quốc gia theo nguyên tắc dân chủ trên khắp châu Á. Đó là một phần của cú trượt không may mắn tới nền độc tài và nó khá đáng lo ngại. Nó thể hiện một ví dụ rõ ràng cho các quốc gia khác”.

Đó chắc chắn là một cuộc khủng hoảng sớm cho chính quyền Biden”, ông Russel nói thêm.

Cũng theo hãng tin AP, ông Dan Fried, cựu quan chức ngoại giao cao cấp của Mỹ tại châu Âu, nhận định: “Điều đó [tình hình tại Myanmar và Nga] không luôn luôn liên quan đến chúng ta. Mỗi nơi có động lực riêng của họ, nhưng họ chắc chắn căn cứ theo chỉ dấu từ chúng ta. Những gì liên kết với hai tình huống này là trong suốt chiến dịch tranh cử, đội ngũ của ông Biden đã nói về việc sự ủng hộ nền dân chủ là Ngôi sao phương Bắc – điểm chỉ đường cho nền dân chủ”.

Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki hôm thứ Hai (1/2) phát đi tuyên bố nói rằng: “Hoa Kỳ vẫn là một đất nước trên thế giới mà được các nước khác xem xét cho… vị trí lãnh đạo, và điều đó sẽ mất chút ít thời gian, nhưng ông [Biden] cam kết chắc chắn sẽ làm thế”.

Bà Psaki đưa ra phát ngôn nêu trên sau khi ông Biden đưa ra tuyên bố nói ông sẽ xem xét việc tái áp đặt các chế tài lên Myanmar hay còn gọi là Miến Điện. Những chế tài này vốn đã được gỡ bỏ sau khi quốc gia Đông Nam Á này quay lại tiến trình dân chủ trong giai đoạn ông Barack Obama làm tổng thống Mỹ.

Ông Biden nói: “Hoa Kỳ đã gỡ bỏ các chế tài lên Miến Điện trong thập kỷ qua căn cứ vào tiến trình hướng đến nền dân chủ. Việc đảo ngược lại chính sách đó sẽ cần phải có sự rà soát ngay lập tức về các luật chế tài và thẩm quyền của chúng ta, theo sau đó là các hành động phù hợp. Hoa Kỳ sẽ bảo vệ nền dân chủ ở bất cứ đâu nó bị tấn công”.

Tại Nga, Tổng thống Vladimir Putin đang sử dụng cú đấm thép để càn quét phong trào biểu tình ủng hộ lãnh đạo đối lập Alexei Navalny. Moscow hành động quyết liệt để trấp áp người biểu tình, bất chấp những cảnh báo trừng phạt từ Mỹ và Liên minh châu Âu.

Ông Dan Fried cho rằng: “Đó là thách thức cho ông Biden, nhưng chúng không thách thức ông ta một cách trực tiếp”. Ông Fried nói các biện pháp trừng phạt Nga có thể không hiệu quả trong dài hạn nhưng chúng cũng sẽ thu hút sự chú ý. “Nó sẽ là phù hợp, và nó sẽ gửi một thông điệp tới xã hội Nga rằng người Mỹ không ngu ngốc, và rằng chúng ta biết những gì đang diễn ra”.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình NBC News hôm 1/2 rằng các chế tài mới chống lại Nga đang được cân nhắc, không chỉ vì vụ trấn áp liên quan đến ông Navalny, mà cũng vì vụ tấn công mạng trực tuyến lớn, can thiệp bầu cử và cáo buộc Moscow đã treo tiền thưởng cho Taliban để tấn công binh lính Mỹ tại Afghanistan.

Chúng tôi đang xem xét tất cả những điều này”, ông Binken nói với NBC News. “Tất cả đều đang được rà soát. Và phụ thuộc vào những phát hiện sau công tác đánh giá đó, chúng tôi sẽ thực hiện các bước đi để bảo vệ lợi ích của ta và chống lại những hành động gây hấn từ Nga”.

Đức Thiện

Xem thêm: 

Đức Thiện

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Đức Thiện

Recent Posts

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

23 phút ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

1 giờ ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

2 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

2 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago