Khi công bố báo cáo thường niên hôm 22/3, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg, người dự kiến sẽ rời khỏi cương vị này vào cuối năm nay, tuyên bố NATO sẵn sàng cho chiến tranh lâu dài vì “Tổng thống [Nga] [Vladimir] Putin không có kế hoạch cho hòa bình, mà có kế hoạch tăng cường chiến tranh,” theo The Guardian.
Người đứng đầu NATO, Jens Stoltenberg, hôm Thứ Tư tại trụ sở chính của NATO tại Brussels, đã đọc báo cáo thường niên về năm 2022 của khối liên minh quân sự này. NATO hiện cung cấp vũ khí, chia sẻ thông tin tình báo và huấn luyện quân đội cho chính quyền Kyiv. Báo cáo cho biết các thành viên NATO cần đầu tư thêm hơn nữa, sẵn sàng cho chiến tranh lâu dài.
“Phần Lan và Thụy Điển đã quyết định gia nhập NATO. Điều ấy sẽ tăng gấp đôi biên giới của NATO tiếp giáp với Nga,” ông nói, và cho biết sẽ thúc đẩy quá trình gia nhập được nhanh chóng. Nguyên nhân của động thái này, theo ông giải thích, là do “chiến tranh phi pháp của Nga” tại Ukraine, nổ ra vào tháng 2/2022.
Ông Stoltenberg cho hay, các thành viên NATO gia tăng chi tiêu cho quân sự, ít nhất đạt tới 2% GDP sẽ dành cho quốc phòng, bởi vì tổng thống Nga tham gia vào “một cuộc chiến tranh tiêu hao.”
Ông đưa ra dẫn chứng rằng chiến trường Bakhmut, một thị trấn ở miền đông Ukraine, chứng tỏ Nga sẵn sàng “đổ thêm hàng nghìn hàng nghìn binh sĩ, chịu nhiều thương vong để đạt được lợi ích tối thiểu.”
“Tổng thống [Nga] [Vladimir] Putin không có kế hoạch cho hòa bình, mà có kế hoạch tăng cường chiến tranh,” ông Stoltenberg tiếp tục, và tuyên bố Nga đang tăng cường sản xuất công nghiệp quân sự và “tiếp cận với các chế độ độc tài như Iran hay Triều Tiên và những nước khác để cố gắng có thêm vũ khí.”
Do đó, theo phân tích của ông, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, cùng các quốc gia phương Tây khác phải sẵn sàng hỗ trợ vũ khí, đạn dược và phụ tùng thay thế cho Ukraine trong một thời gian dài, “Nhu cầu sẽ tiếp tục ở đó, bởi vì đây là một cuộc chiến tiêu hao; đây là về năng lực công nghiệp để duy trì sự hỗ trợ.”
Hiện tại, như ông Stoltenberg cho biết, Ukraine đang tiêu tốn 4.000 đến 7.000 viên đạn pháo mỗi ngày, so với 20.000 viên của Nga, vượt xa khả năng sản xuất của phương Tây, “Hiện nay tốc độ tiêu tốn đạn dược cao hơn tốc độ sản xuất.” Tuy nhiên theo ông, với các hợp đồng cung ứng mới sẽ cải thiện tình trạng này.
Đầu tuần này, các thành viên EU đã đồng ý cung cấp cho Ukraine một triệu viên đạn, đủ dùng trong sáu tháng hoặc lâu hơn. Nhưng trước thềm hội nghị thượng đỉnh mà rất có thể là lần cuối cùng của mình này, ông Stoltenberg nói rằng ông muốn các thành viên NATO sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn để giành chiến thắng.
Ông nhấn mạnh rằng “tốc độ hiện nay, khi nói đến việc tăng chi tiêu quốc phòng, là không đủ cao. Thông điệp của tôi tới các đồng minh là chúng tôi hoan nghênh những gì họ đã làm nhưng họ cần tăng tốc, họ cần hành động nhiều hơn trong một thế giới nguy hiểm hơn.”
Báo cáo chỉ ra rằng chỉ có 7 trong số 30 quốc gia thành viên —Mỹ, Anh, Ba Lan, Hy Lạp, và các nước vùng Baltic— đạt mục tiêu chi tiêu quốc phòng hiện tại là 2% GDP vào năm 2022. Còn Pháp chỉ là 1,89% và Đức chỉ là 1,49%, đều đã giảm, mặc dù cả hai đã cam kết sẽ tăng.
“Tại hội nghị thượng đỉnh của chúng tôi ở Vilnius vào tháng 7, tôi hy vọng các đồng minh sẽ đồng ý với một cam kết đầu tư quốc phòng mới đầy tham vọng hơn, với mức tối thiểu 2% GDP được đầu tư vào quốc phòng của chúng tôi,” ông Stoltenberg bày tỏ tại thời điểm công bố báo cáo.
Về Trung Quốc, ông Stoltenberg cho rằng, cần ngăn cản Trung Quốc cung ứng vũ khí sát thương cho Nga, và NATO cảnh cáo sẽ có “hậu quả” nếu Bắc Kinh dám làm như vậy.
Ngoài ra, nỗ lực hòa bình của Trung Quốc, theo ông, cần phải đi kèm với nỗ lực “nhận thức từ góc độ của Ukraine” và “tham gia trực tiếp với Tổng thống Zelensky.” Ông phàn nàn rằng Bắc Kinh vẫn chưa lên án cuộc xâm lược phi pháp của Nga.
Mục tiêu của NATO là “giúp Ukraine tiến hành một cuộc tấn công và chiếm lại lãnh thổ.” Mặc dù ông tái khẳng định rằng NATO không phải là một bên tham chiến. Tuy vậy, các thành viên NATO cũng được khuyến khích gia tăng trợ giúp vũ khí cho chiến trường này, kể cả việc cung cấp máy bay phản lực như Ba Lan đã dẫn đầu.
“Chúng ta nên tiếp tục giải quyết nhu cầu về nhiều khả năng hơn,” Stoltenberg nói, ám chỉ việc Hoa Kỳ từ chối cung cấp máy bay F-16.
Video: Các chuyến hàng xe quân sự của Hà Lan và Đức đang được chuyển tới chiến trường Ukraine
Ông Stoltenberg lưu ý, tiến trình trong đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển vẫn đang tiếp tục, bất chấp việc Thổ Nhĩ Kỳ ngăn cản việc gia nhập của nước này, trong khi vẫn cho phép Phần Lan tiến hành. Ông nói, trên thực tế, Thụy Điển đã “ở bàn đàm phán của NATO” vì nước này đã được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh lần trước với tư cách khách mời và đã nhận được sự đảm bảo an ninh từ một số thành viên liên minh.
Ông nói, thất bại trong việc sáp nhập Thụy Điển, nơi mà ông Stoltenberg đã đầu tư thời gian đáng kể, không phải là một trở ngại cá nhân. Ông nói rằng một số tiến bộ hạn chế đã được thực hiện, đồng thời nói thêm NATO đã có thể bắt đầu lại các cuộc họp và tham vấn với Ankara và Stockholm.
Sau gần 9 năm đảm nhiệm chức vụ Tổng Thư ký, ông Stoltenberg, cựu thủ tướng Na Uy, khẳng định ông chắc chắn sẽ rời khỏi cương vị này vào tháng 10, sau khi đã ba lần gia hạn nhiệm kỳ, “Tôi đã nói rõ nhiệm kỳ của tôi sẽ kết thúc vào mùa thu này.”
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…