29 nước thành viên của NATO lo ngại về rủi ro bảo mật từ thiết bị 5G của Huawei nên đã triển khai tham vấn nội bộ. Bên cạnh đó, quan chức tình báo và quan chức ngoại giao Đức cũng cho biết, Huawei là đối tác không đáng tin cậy để xây dụng mạng di động 5G tại Đức.
Hôm thứ Năm (14/3), Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg đã chia sẻ với báo giới cho biết: “Một số nước thành viên NATO lo ngại về Huawei và cơ sở hạ tầng mạng 5G mà công ty này xây dựng, NATO vô cùng quan tâm đến vấn đề này.”
“Chúng tôi đang tiến hành bàn bạc chặt chẽ về vấn đề Huawei, bao gồm cả vấn đề bảo mật của cơ sở hạ tầng mạng 5G.”
Do lo lắng Trung Quốc sẽ thông qua các công ty và công nghệ của Trung Quốc như Huawei, để tiến hành công việc gián điệp ở nước ngoài, Mỹ và một số nước đã cấm sử dụng thiết bị mạng 5G của doanh nghiệp Trung Quốc gồm cả Huawei.
Chính giới Washington lo lắng thiết bị do công ty Trung Quốc sản xuất, chủ yếu là vì điều 7 trong “Luật tình báo quốc gia” của Trung Quốc, theo đó, tất cả các tổ chức và công dân đều phải ủng hộ giúp đỡ và hợp tác triển khai công tác tình báo quốc gia, đồng thời bảo vệ bí mật mà họ biết về công tác tình báo quốc gia.
Mấy năm gần đây, NATO vẫn luôn tăng tường năng lực đối kháng chiến tranh mạng. Ông Jens Stoltenberg nói, xây dựng mạng 5G mới không chỉ là vấn đề thương mại và kinh tế, mà nó đồng thời cũng “tồn tại những ẩn hoạn về bảo mật”.
“Đây là điều mà chúng tôi sẽ tiếp tục trưng cầu ý kiến và tiếp tục đánh giá, đồng thời kiểm tra xem NATO liệu có thể phát huy tác dụng về phương diện bảo mật cơ sở hạ tầng mạng 5G hay không.” ông Jens Stoltenberg nói.
Hôm thứ Tư (13/3), tại buổi điều trần trước Ủy ban Quân sự Hạ viện Mỹ, ông Curtis M. Scaparrotti – Tướng Lục quân 4 sao của Mỹ, Tư lệnh Tối của NATO đã cho biết, Mỹ lo lắng cơ sở hạ tầng thông tin của các nước đồng minh bị ảnh hưởng bởi thiết bị của Huawei, đặc biệt là khả năng lấy dữ liệu của thiết bị mạng 5G của công ty này “khiến người ta khó có thể tin tưởng”.
Ông nói: “Nếu công nghệ Huawei được sử dụng trong hệ thống thông tin quốc phòng của các nước đồng minh, quân đội Mỹ sẽ không tiếp tục thông tin với họ nữa.”
Theo thông tin mà Quốc hội Đức công bố hôm thứ Tư (13/3), cùng ngày, một quan chức cơ quan tình báo liên bang (BND) đã nói với nghị viên quốc hội tại một hội nghị rằng, Huawei không phải là đối tác đáng tin cậy để xây dựng mạng di động 5G của Đức, một phần nguyên nhân là công ty này có liên quan đến “các sự kiện an ninh liên quan”.
Trong cùng này 13, một quan chức Bộ Ngoại giao Đức cũng cho biết, doanh nghiệp nước ngoài nếu hợp tác tình báo nhà nước, thì Đức sẽ rất khó hợp tác với công ty đó.
“Điều quan trọng là các nước đồng minh phải là nước đáng tin cậy cũng như quan hệ của chúng ta (Đức) với các đồng minh”, vị quan chức này bổ sung, trong vấn đề Huawei, nước Đức sẽ giữ mối liên hệ với các nước đối tác.
Trong bản tin của Quốc hội Đức không để cập đến danh tính của hai vị quan chức này.
Một nguồn tin tiết lộ với Bloomberg News cho biết, quan chức tình báo Đức vẫn luôn đốc thúc chính phủ ngăn chặn Huawei tham dự xây dựng cơ sở hạ tầng mạng 5G trong nước, bởi họ lo lắng rằng Huawei có thể giúp chính phủ Trung Quốc đánh cắp bí mật thương mại của công ty Đức.
Mặc dù không có căn cứ và luật để có thể cấm hoàn toàn Huawei, nhưng quan chức của Đức đang tìm kiếm công cụ khác tương đồng và có hiệu quả. Mỹ vẫn luôn gây áp lực cho các nước đồng minh của mình ở châu Âu, để họ phải cấm sử dụng thiết bị Trung Quốc nhằm phòng ngừa hoạt động gián điệp.
Cục quản lý mạng liên bang Đức (BNetzA) hồi tuần trước cũng cho biết, hy vọng các nhà cung cấp “đáng để tin cậy”, đồng thời cần tuân thử quy định về an ninh quốc gia của Đức cũng như các quy tắc liên quan đến bảo mật và đời tư của Đức.
Về vấn đề chính phủ Đức sẽ bán đấu giá phổ tần mạng 5G vào ngày 19/3 và triển khai đăng ký vào nửa cuối năm nay; Đại sứ Mỹ tại Đức Richard A. Grenell đã gửi một bức thư tới Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức hôm 8/3, ông cho biết, nếu Đức cho phép Huawei và các công ty Trung Quốc khác tham gia xây dựng mạng 5G, Mỹ sẽ không thể nào duy trì mức độ chia sẻ thông tin tình báo và các thông tin khác như hiện nay.
Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 12/3 cho biết, Berlin sẽ tham khảo ý kiến của Washington về vấn đề sử dụng công nghệ của Huawei.
Đức là một trong những thị trường nước ngoài quan trọng của Huawei, trụ sở Huawei tại châu Âu được đặt tại thành phố Düsseldorf của Đức.
Huệ Anh
Xem thêm:
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…