Cơ quan quản lý truyền thông của Nga Roskomnadzor (RKN) đã chặn quyền truy cập vào dịch vụ nhắn tin tức thời phổ biến Viber, với lý do nhiều lần không xóa được nội dung tội phạm.

Logo Viber trên màn hình điện thoại Xiaomi Redmi 4x. (Ảnh: Shutterstock)

Theo trang web tin tức công nghệ Telecom Daily, ứng dụng nhắn tin Viber có 17 triệu người dùng mỗi ngày tại Nga.

Trong tuyên bố hôm thứ Sáu (13/12), RKN cho biết quyền truy cập vào Viber “đã bị hạn chế” do vi phạm luật quốc gia nhằm ngăn chặn việc sử dụng các ứng dụng nhắn tin trực tuyến để tham gia vào các tội ác “khủng bố và cực đoan”, buôn bán ma túy và phát tán “thông tin bất hợp pháp”.

Ông Anton Nemkin, thành viên ủy ban chính sách thông tin và truyền thông của Duma Quốc gia (Hạ viện Nga), nói với hãng thông tấn TASS rằng chủ sở hữu của Viber đã không nộp 1,8 triệu rúp (17.230 USD) tiền phạt và “tiếp tục phớt lờ luật pháp Nga”. Ông nói thêm rằng Viber “không xóa thông tin bất hợp pháp”, bao gồm thông tin liên quan đến chiến tranh Nga-Ukraine.

Ông Nemkin cũng cho biết ứng dụng nhắn tin này rất phổ biến với những kẻ lừa đảo nhắm vào người lớn tuổi. Ông tuyên bố rằng “các dịch vụ tình báo nước ngoài” có thể khai thác Viber như một công cụ tuyển dụng các điệp viên tiềm năng.

Bà Elina Sidorenko, người điều hành tổ chức phi chính phủ an toàn trực tuyến ‘Bely Internet’ (White Internet) và là thành viên của Hội đồng Nhân quyền của tổng thống Nga, nói với tờ báo Komsomolskaya Pravda rằng người Nga đã mất 5 tỷ rúp (47,8 triệu USD) vào tay những kẻ lừa đảo Viber. “Viber đã không bảo vệ người dùng của mình, không muốn hợp tác [với chính phủ]”, bà Sidorenko nói.

Trong những năm gần đây, Moskva đã trấp áp các nền tảng truyền thông xã hội, với lý do liên tục vi phạm luật pháp quốc gia thông qua việc lưu trữ nội dung bất hợp pháp, chẳng hạn như thông tin sai lệch, ngôn từ kích động thù địch và thúc đẩy các hoạt động “cực đoan”.

Vào năm 2022, chính phủ Nga đã cấm truy cập vào X (trước đây là Twitter) và chỉ định Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram, là một “tổ chức cực đoan” vì từ chối gỡ bỏ nội dung tội phạm.

Viber được ông Igor Magazinnik – người di cư từ Nga sang Israel khi mới 16 tuổi, thành lập vào năm 2010 cùng với doanh nhân người Mỹ gốc Israel Talmon Marco. Viber đã được gã khổng lồ công nghệ Nhật Bản Rakuten mua lại vào năm 2014.

Hân Nhi (T/h)

Hân Nhi

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Hân Nhi

Recent Posts

Nếu không tới nấm mồ, vậy ý thức sẽ đi đâu?

Loạt bài này đi sâu vào nghiên cứu của các bác sĩ y khoa nổi…

22 phút ago

Động đất mạnh 7,4 độ richter ở Vanuatu gây thương vong và hư hại ĐSQ Mỹ

Một trận động đất mạnh có cường độ 7,4 độ richter đã xảy ra ở…

23 phút ago

Phó Chủ tịch Công đoàn thuộc Cục Thống kê tỉnh Thái Bình bị cáo buộc hành vi lừa đảo

Trưởng phòng Tổ chức Hành chính, Phó Chủ tịch Công đoàn thuộc Cục Thống kê…

1 giờ ago

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa bị thu hồi thẻ kiểm tra thị trường

Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa bị tố cáo có nhiều việc làm…

3 giờ ago

Di tích cổ được phát hiện trong tiệm bánh vẫn không thay đổi qua hàng nghìn năm

Một chuỗi tiệm bánh đang thực hiện dự án mở rộng và họ vô tình…

3 giờ ago

EU điều tra TikTok về can thiệp bầu cử ở Romania

EU đã mở điều tra đối với TikTok, nghi ngờ rằng nền tảng này can…

3 giờ ago