Nga và Trung Quốc ký thỏa thuận năng lượng khổng lồ

Ngày 4/1, Tập đoàn Gazprom của Nga và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã ký hợp đồng dài hạn thứ hai về việc cung cấp 10 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên mỗi năm từ vùng Viễn Đông của Nga. Thỏa thuận được đưa ra khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đang ở Trung Quốc trong chuyến thăm chính thức nhân Thế vận hội Mùa đông.

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay, thỏa thuận này có thời hạn 25 năm.

Theo Gazprom, thỏa thuận này là “một bước quan trọng trong việc tăng cường hơn nữa hợp tác cùng có lợi giữa Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực khí đốt”. Sau khi dự án đạt hết công suất, khối lượng đường ống dẫn khí đốt của Nga cung cấp cho Trung Quốc qua tuyến Viễn Đông sẽ đạt 48 tỷ mét khối mỗi năm (bao gồm cả việc cung cấp qua đường ống dẫn khí Power of Siberia).

Mỏ khí đốt tự nhiên lớn nhất của Gazprom ở Viễn Đông là mỏ Yuzhno-Kirinskoye, bắt đầu sản xuất vào năm 2023.

“Việc ký kết hợp đồng cung cấp khí đốt thứ hai của Nga cho Trung Quốc nhằm đánh giá sự tin cậy lẫn nhau và quan hệ đối tác cao nhất giữa các nước và các công ty của chúng ta. Các đối tác Trung Quốc của chúng tôi từ CNPC xác nhận rằng Gazprom là nhà cung cấp khí đốt đáng tin cậy,” người đứng đầu Gazprom, Alexey Miller cho biết.

Theo phụ tá Điện Kremlin Yury Ushakov, nguồn cung năng lượng của Nga cho Trung Quốc hiện đã đạt mức cao kỷ lục.

Gazprom và CNPC đã ký hợp đồng 30 năm đầu tiên về cung cấp khí đốt thông qua đường ống Sức mạnh Siberia vào năm 2014. Đường ống xuyên biên giới dài 3.000 km này là đường ống dẫn khí đốt tự nhiên đầu tiên giữa Nga và Trung Quốc, bắt đầu được giao hàng cách đây 3 năm.

Năm 2015, các bên đã nhất trí về việc cung cấp khí đốt thông qua tuyến đường phía Tây (Power of Siberia 2), sẽ cung cấp khí đốt từ Bán đảo Yamal của Siberia, nơi có trữ lượng khí đốt lớn nhất của Nga. Đường ống mới sẽ có thể chuyển thêm 50 tỷ mét khối khí đốt qua Mông Cổ đến Trung Quốc hàng năm.

Hồi tháng 1, Gazprom đã hoàn thành bản phân tích dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt Soyuz Vostok qua Mông Cổ tới Trung Quốc này.

Các nhà phân tích nhìn nhận, việc Moscow “xoay trục khí đốt” sang Trung Quốc đặt ra thách thức đối với Châu Âu, khu vực đang phải vật lộn với giá năng lượng tăng chóng mặt trong những tháng gần đây. Họ cũng lưu ý rằng, Nga vẫn là nhà cung cấp khí đốt chính của Châu Âu, nhưng cần phải nghiêm túc xem xét những thay đổi mà nước này đang thực hiện đối với cơ sở hạ tầng vận tải năng lượng của mình.

Mức tiêu thụ khí đốt hàng năm của Châu Âu là 541 tỷ mét khối, nhiều hơn mức 331 tỷ mét khối của Trung Quốc. Nhưng mức tiêu thụ của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tăng lên 526 tỷ mét khối vào năm 2030 khi nước này giảm phụ thuộc vào than đá. 

Công ty tư vấn McKinsey ước tính, nhu cầu khí đốt của Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi vào năm 2035. Mức tiêu thụ khí đốt hàng năm của nước này dự kiến ​​sẽ đạt mức 620 tỷ mét khối vào năm 2040 và vượt qua dầu để trở thành nguồn nhiên liệu hàng đầu vào năm 2050, theo dữ liệu của tập đoàn năng lượng khổng lồ Sinopec của Trung Quốc công bố hồi tháng 9.

Minh Ngọc (Theo RT)

Xem thêm:

Minh Ngọc

Published by
Minh Ngọc

Recent Posts

Thuế đối ứng 46% tác động trực diện tới những doanh nghiệp niêm yết nào?

Mức thuế đối ứng 46% là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp…

39 phút ago

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc được giao trách nhiệm đàm phán với tinh thần “dĩ bất biến, vạn ứng biến”

Việt Nam sẵn sàng đàm phán đưa mức thuế nhập khẩu hàng hóa nhập khẩu…

1 giờ ago

Campuchia thông báo giảm thuế hàng Mỹ từ 35% xuống 5%

Sau khi bị Mỹ áp thuế đối ứng 49%, Campuchia đã thông báo giảm thuế…

2 giờ ago

Tổng thống Trump: Houthi sẽ không bao giờ đánh chìm tàu của chúng ta nữa

Tổng thống Trump đã đăng video đòn không kích nhắm vào nhóm hàng chục người…

2 giờ ago

Thép mạ của Việt Nam sẽ bị Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá sơ bộ từ 40-88%

Theo quyết định từ Bộ Thương mại Mỹ, Tập đoàn Hoa Sen chịu thuế chống…

4 giờ ago

Làm thế nào một phụ nữ có thể sống mà không tiêu tiền trong suốt 10 năm?

Trong 10 năm qua, một người phụ nữ ở New South Wales, Úc đã sống…

6 giờ ago