Ngân hàng Thế giới cho biết trong một báo cáo mới công bố hôm 5/10, thế giới khó có thể đạt được mục tiêu lâu dài là chấm dứt tình trạng nghèo cùng cực vào năm 2030, sau hàng loạt cú sốc liên quan đến đại dịch COVID-19 và cuộc chiến tranh Nga – Ukraine.
Báo cáo cho biết, đại dịch COVID-19 đánh dấu một bước ngoặt lịch sử sau nhiều thập kỷ xóa đói giảm nghèo. Trước đó, tỷ lệ người nghèo cùng cực trên toàn cầu đã giảm xuống 8,4% vào năm 2019, so với mức 38% trong năm 1990. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 khiến tỷ lệ này lần đầu tiên tăng trở lại trong hơn 2 thập kỷ, khiến thế giới có thêm 71 triệu người rơi vào cảnh sống cùng cực trong năm 2020.
Điều đó có nghĩa là 719 triệu người – khoảng 9,3% dân số thế giới – chỉ sống với mức dưới 2,15 đô la Mỹ mỗi ngày. Trong khi chiến tranh đang diễn ra, tốc độ tăng trưởng ở Trung Quốc suy giảm, giá lương thực và năng lượng cao hơn đe dọa sẽ tiếp tục đình trệ nỗ lực giảm nghèo.
Báo cáo nhận định, nếu không đạt được mức tăng trưởng mạnh, thì ước tính khoảng 574 triệu người, hay khoảng 7% dân số thế giới vẫn sẽ phải sống ở mức thu nhập đó vào năm 2030, mà chủ yếu là ở châu Phi.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass nhận xét, báo cáo Đói nghèo và Thịnh vượng chung cho thấy viễn cảnh tồi tệ mà hàng chục triệu người đang phải đối mặt, đồng thời kêu gọi những thay đổi chính sách lớn nhằm thúc đẩy tăng trưởng cũng như giúp đẩy mạnh các nỗ lực xóa đói giảm nghèo.
Ông nhấn mạnh trong một tuyên bố: “Tiến bộ trong việc giảm nghèo cùng cực về cơ bản đã chững lại, song song với tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang giảm dần.” Ông cũng đổ lỗi cho lạm phát, đồng tiền mất giá và các cuộc khủng hoảng chồng chéo sâu rộng hơn là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nghèo cùng cực.
Để thay đổi hướng đi, Ngân hàng Thế giới cho rằng các quốc gia nên tăng cường hợp tác, tránh trợ cấp rộng rãi mà nên tập trung vào tăng trưởng dài hạn cũng như áp dụng các biện pháp như thuế tài sản hay thuế carbon, vốn có thể giúp tăng doanh thu mà không làm tổn hại đến những người nghèo nhất.
Theo báo cáo, trong khi các nước giàu có tiềm lực để chống đỡ với những tác động nặng nề do đại dịch COVID-19 gây ra, các nền kinh tế đang phát triển không có điều kiện tốt như vậy. Do đó, về cơ bản là những người nghèo nhất đã phải gánh chịu hệ quả lớn nhất. Thiệt hại về doanh thu của các nước nghèo nhất thế giới cao gấp đôi so với các quốc gia giàu có hơn.
Báo cáo còn cho thấy, chi tiêu của chính phủ và hỗ trợ khẩn cấp đã giúp ngăn chặn sự gia tăng lớn hơn về tỷ lệ nghèo đói, nhưng sự phục hồi kinh tế không đồng đều, trong đó các nền kinh tế đang phát triển có ít nguồn lực chi tiêu ít hơn và đạt được ít thành tựu hơn.
Tình trạng nghèo cùng cực hiện tập trung ở khu vực cận Sahara, châu Phi, nơi có tỷ lệ nghèo đói khoảng 35% và chiếm 60% tổng số người nghèo cùng cực.
Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…
Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…