Ngoại trưởng của chính quyền quân sự Myanmar thăm Campuchia, chủ tịch ASEAN 2022

Ngoại trưởng do quân đội chỉ định của Myanmar, ông Wunna Maung Lwin đã tới thăm và hội đàm với các quan chức Campuchia hôm 7/12. Chuyến thăm này đến một ngày sau khi Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố ủng hộ lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar họp ASEAN khi Campuchia làm chủ tịch luân phiên của khối này vào năm 2022.

Theo Reuters, ông Wunna Maung Lwin đã gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại Cung điện Hòa Bình ở thủ đô Phnom Penh. Hai ông đã chụp ảnh lưu niệm trước khi bước vào các cuộc hội đàm.

Ông Hun Sen và ông Wunna Maung Lwin đã thảo luận về các mối quan hệ song phương, các vấn đề ASEAN và những cách thức để tái lập lại mối quan hệ hữu nghị trong nội khối của 10 quốc gia Đông Nam Á, Reuters dẫn lời ông Eang Sophalleth, trợ lý của Thủ tướng Hun Sen.

Cũng theo ông Eang Sophalleth, Ngoại trưởng Wunna Maung Lwin đã trao cho Thủ tướng Hun Sen thư mời ông tới thăm Myanmar vào ngày 7 và 8/1/2022, ông Hun Sen đã chấp nhận lời mời này. Nếu chuyến thăm diễn ra theo đúng kế hoạch, ông Hun Sen sẽ là lãnh đạo chính phủ nước ngoài đầu tiên tới thăm Myanmar từ sau cuộc đảo chính quân sự hôm 1/2/2021.

Campuchia sẽ giữ chức chủ tịch luôn phiên ASEAN vào năm 2022 và hôm 6/12, Thủ tướng Hun Sen đã tuyên bố sẽ mời lãnh đạo quân sự Myanmar họp hội nghị ASEAN vào năm tới.

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN hồi tháng Mười vừa qua tại Brunei, đã thiếu đại diện của Myanmar. Các quốc gia thành viên đã không đạt được đồng thuận về việc cho phép lãnh đạo quân sự Myanmar tham dự cuộc họp.

Phát biểu tại một buổi lễ khách thành dự án xây dựng do Trung Quốc tài trợ hôm 6/12, Thủ tướng Hun Sen nói: “[Myanmar] là một thành viên của gia đình ASEAN, nên họ phải có quyền tham gia các cuộc họp”.

Ông Hun Sen cũng nhắc đến nguyên tắc chung từ lâu của ASEAN là không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và khẳng định: “Theo hiến chương ASEAN, không thành viên nào có quyền loại bỏ một thành viên khác”.

Myanmar đang thu hút trở lại sự chú ý của quốc tế với các cuộc đàn áp thẳng tay người biểu tình và đặc biệt tòa án hôm 6/12 đã tuyên án bà Suu Kyi, lãnh đạo thực tế của chính quyền dân cử bị quân đội lật đổ, 4 năm tù giam vì tội xúi giục nổi dậy và vi phạm các quy định liên quan đến đại dịch COVID-19.

Bản án này được giảm xuống còn 2 năm sau khi lãnh đạo quân sự Myanmar ra lệnh ân xá, giảm một nửa thời gian phạt tù bà Suu Kyi. Nhà hoạt động dân chủ từng đoạt giải Nobel Hòa bình này đã bị chính quyền quân sự Myanmar bắt tạm giam được hai năm.

Những người ủng hộ bà Suu Kyi nói rằng các vụ án chống lại bà là vô căn cứ và được tạo ra nhằm kết thúc sự nghiệp chính trị của người phụ nữ 76 tuổi này.

Hải Đăng (Theo Reuters)

Xem thêm: 

Hải Đăng

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Hải Đăng

Recent Posts

Sau cuộc gọi với ông Putin, ông Trump nói Nga, Ukraine sẽ bắt đầu đàm phán ngừng bắn

Cuộc điện đàm Trump-Putin hôm thứ Hai (19/5) kết thúc sau 2 giờ mà không…

6 phút ago

Vụ buôn lậu gỗ hơn 1.800 tỷ đồng: Chi 8,1 tỷ đồng hối lộ cán bộ hải quan

Công ty Tài Lộc bị cáo buộc buôn lậu hơn 13.000 container gỗ sang Trung…

1 giờ ago

Bắc Giang: Khởi tố chủ cơ sở sản xuất 60 tấn giá đỗ tẩm hóa chất

Cơ sở sản xuất giá đỗ của Nguyễn Văn Tân tại Bắc Giang bị phát…

1 giờ ago

Đình chỉ công tác công an xé vé máy bay của du khách Đài Loan ở Phú Quốc

Một cán bộ công an tại Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc bị tạm…

1 giờ ago

Dự kiến thí điểm VKSND khởi kiện vụ án dân sự từ 1/1/2026

Từ 1/1/2026, VKSND sẽ thí điểm khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ…

1 giờ ago

Vụ kẹo Kera: Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố về tội "Lừa dối khách hàng".

9 giờ ago