Thế Giới

Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom bất ngờ từ chức

Ông Tobias Billstrom, nhân vật giám sát xuyên suốt quá trình Thụy Điển gia nhập NATO, đã tuyên bố từ chức bộ trưởng ngoại giao và nghỉ hưu, không đưa ra lý do cho động thái này.

Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom phát biểu với báo giới khi ông đến tham dự một hội nghị không chính thức của các Ngoại trưởng NATO tại Cung điện Czernin, Praha, Cộng hòa Séc vào ngày 31 tháng 5 năm 2024. (Nguồn ảnh: MICHAL CIZEK/AFP via Getty Images)

Ông Billstrom, 50 tuổi, lần đầu tiên được bầu vào quốc hội Thụy Điển vào năm 2002 và được bổ nhiệm làm bộ trưởng ngoại giao vào năm 2022.

Trong một bài đăng trên X vào thứ Tư (4/9), ông Billstrom cho biết ông đã thông báo với Thủ tướng Ulf Kristersson về việc rút lui của mình “với sự pha trộn cảm xúc giữa buồn và tự hào“.

Hôm nay, tôi đã thông báo với thủ tướng rằng tôi sẽ rời khỏi vị trí bộ trưởng ngoại giao khi quốc hội khai mạc vào tuần tới“, ông Billstrom cho biết trên X.

Tôi sẽ hoàn toàn rời khỏi chính trường“, ông Billstrom viết. “Điều này có nghĩa là tôi cũng sẽ rời ghế tại Riksdag”.

Riksdag là cơ quan lập pháp quốc gia và cơ quan quyết định tối cao của Thụy Điển. Kể từ năm 1971, Riksdag đã là một cơ quan lập pháp đơn viện với 349 thành viên được bầu theo tỷ lệ và phục vụ, từ năm 1994 trở đi, theo nhiệm kỳ bốn năm cố định.

Ông Billstrom, trong bài đăng trên X, cũng đã liệt kê thành tựu lớn nhất của mình trong hai năm qua là việc Thụy Điển từ bỏ trung lập kéo dài 200 năm để gia nhập NATO “sau một quá trình dài và đôi khi đầy thử thách“.

Tôi rất vui và tự hào về mọi thứ chúng ta đã đạt được trong hai năm qua”, ông Billstrom viết. “Đầu tiên, điều hiển nhiên: Sau một quá trình dài và đôi khi đầy thử thách, Thụy Điển cuối cùng đã trở thành thành viên của NATO. Giờ đây, chúng ta đã thoát khỏi hơn 200 năm không liên kết”. 

Stockholm hiện là một phần của “nòng cốt các quốc gia ủng hộ Ukraine” và phản đối “chủ nghĩa bành trướng của Nga”, ông Billstrom nói thêm.

Rời khỏi chính trường

Ông Billstrom cho biết ông sẽ rời khỏi chính trường nhưng vẫn chưa quyết định sẽ làm gì tiếp theo.

Về phần mình, tôi sẽ rời khỏi chính trường hoàn toàn. Điều này có nghĩa là tôi cũng sẽ rời khỏi ghế quốc hội“, ông Billstrom cho biết.

Những gì tôi sẽ làm tiếp theo vẫn còn bỏ ngỏ. Nhưng tôi mới chỉ 50 tuổi và tôi mong muốn được đóng góp và làm việc chăm chỉ trong các bối cảnh khác“, ông Billstrom nói thêm.

“Rạn nứt” với Thủ tướng Kristersson?

Ông Billstrom đã gửi lời cảm ơn Thủ tướng Kristersson vì đã tin tưởng giao cho ông làm bộ trưởng ngoại giao và trước đó là lãnh đạo phe phái trong quốc hội của Đảng Ôn hòa.

Tuy nhiên, theo truyền thông Thụy Điển, sự rút lui khỏi chính trường của ông Billstrom là đột ngột và bất thường. Các tờ báo Expressen và Aftonbladet đều tuyên bố rằng nguyên nhân là do “rạn nứt” giữa ông và Thủ tướng Kristersson.

Các tờ báo này nêu lý do có thể là do việc ông Kristersson bổ nhiệm một cố vấn chính sách đối ngoại, nhưng cũng có thể là do xung đột về lập trường của Thụy Điển đối với cuộc xung đột ở Gaza, trong đó thủ tướng ủng hộ “một đường lối thân thiện hơn với Israel“.

Phản hồi với đồn đoán nêu trên, nữ phát ngôn viên của ông Billstrom, bà Anna Erhardt cho biết: “Ông Tobias Billstrom đã có sự hợp tác rất chặt chẽ và tốt đẹp với thủ tướng“.

Thư ký báo chí của Thủ tướng Kristersson, bà Siri Steijer cũng nói rằng các báo cáo trên truyền thông là sai sự thật và “không có xung đột” nào đằng sau sự ra đi của ông Billstrom.

Ông Billstrom là Phó Chủ tịch thứ nhất của Riksdag từ năm 2014 đến năm 2017. Trước khi tiếp quản vai trò lãnh đạo Bộ Ngoại giao, ông đã giữ hai chức vụ khác trong nội các, đầu tiên là Bộ trưởng Chính sách Di cư và Tị nạn (2006-2014) và sau đó là Bộ trưởng Việc làm (2010).

Thụy Điển trong NATO

Trong một tuyên bố trên Facebook, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson đã chúc ông Billstrom thành công trong “những nỗ lực tương lai” của mình, nhưng không nêu tên người kế nhiệm tiềm năng ngay lập tức.

Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Tobias đã thay đổi rõ ràng các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Thụy Điển“, ông Kristersson cho biết thêm.

Trong nhiệm kỳ của ông Billstrom với tư cách là nhà ngoại giao hàng đầu của đất nước, Thụy Điển đã từ bỏ hai thế kỷ không liên kết về mặt quân sự và nộp đơn xin gia nhập NATO sau cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

Thụy Điển đã gia nhập NATO vào đầu năm 2024 này. Quá trình gia nhập trở nên phức tạp do sự phản đối của Hungary, một thành viên của Liên minh châu Âu và NATO. Hungary đã trì hoãn việc chấp thuận cho Thụy Điển gia nhập trong hơn 600 ngày.

Với những người ủng hộ, việc bổ sung Thụy Điển được coi là động thái thúc đẩy vị thế chiến lược của liên minh quanh Biển Baltic, cũng như sự đoàn kết của châu Âu sau khi Nga phát động chiến tranh tại Ukraine. Trong khi đó, quan điểm trái chiều thì cho rằng Thụy Điển gia nhập NATO sẽ làm phức tạp thêm tình hình khi Nga coi khối liên minh quân sự do Hoa Kỳ lãnh đạo này là mối đe dọa hàng đầu.

Hải Đăng (T/h)

Hải Đăng

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Hải Đăng

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

54 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

1 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

1 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago