Người Anh đáp trả chế tài của ĐCSTQ: “Đây là huân chương vinh dự”

Ngày 26/3, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố chế tài đối với 9 công dân Anh trong đó có 5 nghị sĩ quốc hội và 4 cơ quan. Do họ đã phát tán cái mà Trung Quốc gọi là “lời dối trá và tin tức giả”. Tuy nhiên, nghị sĩ kỳ cựu của Anh trong cùng ngày cũng thề rằng sau khi Bắc Kinh tiến hành chế tài họ, họ sẽ không im lặng vì tiết lộ các hành vi xâm phạm nhân quyền của ĐCSTQ, ngược lại còn coi chế tài đó là “huân chương vinh dự”. 

Cựu lãnh đạo Đảng Bảo thủ Iain Duncan Smith (trái), nghị sĩ Tom Tugendhat (phải), huân tước David Alton (giữa hàng trên), luật sư ngự dụng nữ nam tước Helena Kennedy QC (giữa, hàng dưới). (Nguồn ảnh: /Chris McAndrew/CC BY 3.0).

Sự trả thù của chiến lang

Những người bị chế là là những người phê bình ĐCSTQ một cách kịch liệt. Danh sách chế tài của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ bao gồm: lãnh đạo Đảng bảo thủ Iain Duncan Smith, nghị sĩ Tom Tugendhat (Chủ tịch Ủy ban Đặc biệt về vấn đề ngoại giao), ông Neil O’Brien, ông Tim Loughton, ông Nus Ghani, và hai thượng nghị sĩ gồm ông David Alton và bà Helena Kennedy QC, Ngài Geoffrey Nice, ông Joanne Nicola Smith Finley – Chuyên gia người Duy Ngô Nhĩ tại Đại học Newcastle.

Bốn thực thể bị chế tài gồm: Nhóm nghiên cứu Trung Quốc (China Research Group) do các nghị sĩ Đảng Bảo thủ thành lập, Ủy ban Nhân quyền Đảng Bảo Thủ (Conservative Party Human Rights Commission), nhóm nghiên cứu độc lập “Tòa án độc lập Duy Ngô Nhĩ” (Uyghur Tribunal), Văn phòng luật sư Essex tại London (Essex Court Chambers).

Đây là hành động trả thù việc Chính phủ Anh áp đặt biện pháp chế tài hành vi xâm phạm nhân quyền người dân tộc thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ngày 22/3.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao ĐCSTQ tuyên bố: “Ngay trong ngày sẽ cấm những người liên quan và người nhà của họ nhập cảnh vào Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông, Ma Cao), đóng băng tài sản của họ tại Trung Quốc, cấm công dân Trung Quốc và cơ quan tổ chức giao dịch với họ. Phía Trung Quốc bảo lưu quyền lợi thực thi biện pháp tiếp theo.”

Hồi đáp hào khí của người Anh

Chế tài của ĐCSTQ đã làm dấy lên làn sóng phản ứng trong người dân Anh vào buổi sáng cùng ngày 26/3 (giờ Anh). 

Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab cho biết, “Chúng tôi lên án Trung Quốc (ĐCSTQ) cố gắng khiến cho những người nhấn mạnh hành vi vi phạm nhân quyền trong và ngoài nước im lặng, bao gồm các nghị sĩ Anh và các quý tộc thượng viện.”

Ông Dominic Raab nói trong tuyên bố chính thức rằng: “Khi Anh và cộng đồng quốc tế cùng chế tài những người xâm phạm nhân quyền kia, Chính phủ Trung Quốc lại chế tài những người phê bình họ (ĐCSTQ), điều này rất có thể nói rõ vấn đề. Nếu Bắc Kinh muốn phản bác những cáo buộc xâm phạm nhân quyền Tân Cương một cách khả tín, thì cần cho phép chuyên viên cấp cao của Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc toàn diện thăm Tân Cương để xác minh sự thật.”

Ông Iain Duncan Smith hồi đáp qua Twitter rằng chúng tôi có trách nhiệm chỉ ra những hành vi bức hại người Hồng Kông và người Duy Ngô Nhĩ của ĐCSTQ, chúng tôi sống đời sống tự do dưới nền pháp trị, cần phải lên tiếng cho những người bị buộc phải im lặng. Ông nói một cách tự hào: “Nếu điều này sẽ dẫn đến việc Trung Quốc trút giận lên tôi, vậy thì tôi đồng ý đeo huân chương danh dự này”. 

Ủy ban Nhân quyền Đảng Bảo thủ Anh cũng nói, rất vinh dự bị ĐCSTQ chế tài, đây là sự khen ngợi đối với nỗ lực của chúng tôi đối với ghi chép về khủng hoảng nhân quyền Trung Quốc.

Nghị sĩ Tom Tugendhat đăng tweet nói rằng: “Nếu bạn muốn làm ăn với Trung Quốc, thì cần suy nghĩ kỹ. Tôi biết tôi đã bị chế tài. Bạn có biết liệu bạn có bị chế tài không?”

Ông tiếp tục lấy ví dụ về việc ĐCSTQ tùy tiện bắt giữ 2 người Canada: “Michael Kovrig và Michael Spavor đã không biết rằng hiện tại họ bị giam ở Trung Quốc nhưng không bị truy tố hoặc xét xử, cũng không thể gặp được chính phủ và luật sư của họ.”

Bà Nus Ghani đăng tweet cho biết: “Do dám tiết lộ hành vi diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ trước Quốc hội Anh, nên tôi đã bị Trung Quốc chế tài. Tôi sẽ không bị đe dọa hoặc đàn áp, Chính phủ (Anh) cũng sẽ không. Tôi sẽ dùng tự do của mình để nhắc nhở về khó khăn của người Duy Ngô Nhĩ, tôi sẽ coi chế tài lần này là huân chương vinh dự.”

Ông Joanne Nicola Smith Finley hồi đáp trên Twitter rằng: “Xem ra tôi đã bị Chính phủ Trung Quốc chế tài, bởi vì tôi đã nói ra sự thật về bi kịch của người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, bởi vì tôi có lương tâm. Tốt thôi, cứ như vậy đi. Tôi sẽ nói một cách không hối hận rằng tôi sẽ không im lặng.”

Huân tước David Alton: Chế tài khiến tôi nghĩ đến người bị ĐCSTQ bức hại

Huân tước David Alton đã đưa ra tuyên bố dõng dạc trên Twitter và trang web cá nhân, biểu thị những người có tự do có trách nhiệm tiếp tục nói lời thật về bạo chính, đồng thời lên tiếng cho những người không có tự do.

Ông tuyên bố: “ĐCSTQ cố gắng áp chế những người phê bình họ – bao gồm người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, nhân sĩ dân chủ Hồng Kông và nhân sĩ bất đồng chính kiến ở các nơi tại Trung Quốc Đại Lục. Hiện tại bao gồm cả nghị sĩ, luật sư và Đài Phát thanh (BBC) của Anh.”

“Thực hiện chế tài đối chọi lẫn nhau gay gắt là một loại ý đồ áp chế tiếng nói phê bình một cách thô bạo. Tuy nhiên điều mà ĐCSTQ cần học tập là họ không thể khiến cho toàn thế giới đều im lặng, trách nhiệm hàng đầu của các nghị sĩ là đại diện lên tiếng cho những người bị chèn ép tiếng nói.”

“Nghị sĩ Anh sẽ tiếp tục nói lời thật với quyền lực, nói lời thật với bạo chính, dùng tự do của họ đại diện liên tiếng cho những người bị tước đoạt quyền lợi và đặc quyền.”

“Những chế tài này cho thấy rõ, một quốc gia mà nghị sĩ có thể tự do nói chuyện về hành vi diệt chủng và xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng, trái ngược rõ ràng với quốc gia phạm tội ác mà không bị trừng phạt đồng thời còn cố gắng áp chế bất cứ người nào dám nói. Những người tự do này của chúng ta sẽ tiếp tục đại diện lên tiếng cho những người không tự do kia.”

“Tôi biểu thị hoan nghênh đối với tin tức chế tài, nó khiến bản thân tôi nghĩ đến những nạn nhân của chủ nghĩa uy quyền tàn bạo của ĐCSTQ, và tại sao việc giữ im lặng trước tình huống này là không bao giờ khả thi.”

“Hôm nay, xin hãy nhớ kỹ những người thực sự chịu khổ nạn trong tay ĐCSTQ.”

“ĐCSTQ cho rằng đối với Anh Quốc mà nói, việc giao thương với một quốc gia đáng tin cậy bị cáo buộc diệt chủng sẽ quan trọng hơn so với việc bảo vệ giá trị quan mà chúng ta coi trọng. Về cơ bản họ đã sai.”

Tổ chức Quan sát Hồng Kông: Chính phủ Anh cần xem xét lại quan hệ chiến lược với ĐCSTQ

Tổ chức Quan sát Hồng Kông (Hong Kong Watch) cho biết, chế tài của ĐCSTQ đối với 9 cá nhân và 4 thực thể bao gồm các nghị sĩ Anh, huân tước David Alton và Ngài Geoffrey Nice tài trợ cho Hong Kong Watch. Hành động này của ĐCSTQ đã đánh dấu sự kết thúc của cái gọi là “thời đại hoàng kim” trong quan hệ Trung – Anh.

Tuyên bố của Hong Kong Watch cho biết: “Một chính quyền chế tài các nghị sĩ, luật sư nổi tiếng, học giả và các nhà các nhà hoạt động do ‘tội’ biểu thị quan ngại đối với hành vi xâm phạm nhân quyền, thì không thể được coi là đối tác của Anh hoặc người ủng hộ quy tắc trật tự quốc tế.”

“Nghị sĩ Anh, luật sư ngự dụng nổi tiếng, thậm chí là Ủy ban nhân quyền của Đảng Bảo thủ, hiện giờ đều trong danh sách chế tài của Trung Quốc (ĐCSTQ). Hiện giờ là lúc để hỏi, vì sao vẫn chưa thực hiện chế tài đối với quan chức và thực thể phụ trách sự kiện đàn áp Hồng Kông.”

“Anh cần cân nhắc đến mọi biện pháp để truy cứu trách nhiệm của Bắc Kinh. Rất rõ ràng, chính phủ Anh cần lập tức kiểm thảo sự phụ thuộc chiến lược của Anh vào ĐCSTQ, cân nhắc áp dụng các biện pháp đối phó có mục tiêu dưới hình thức trừng phạt theo Đạo luật Magnitsky. Đồng thời xem xét lại lĩnh vực tài chính của Anh và các quỹ hưu trí đang đóng vai trò hỗ trợ các công ty Trung Quốc vi phạm nhân quyền.”

Anh đã dự tính đến sự trả thù của ĐCSTQ, bởi vì Đại sứ Anh tại Trung Quốc Caroline Wilson trong tuần này đã bị Bộ Ngoại giao Trung Quốc triệu kiến, để lắng nghe “thái độ phản đối chính thức” về việc Anh thực thi chế tài với việc giam giữ quy mô lớn người dân tộc thiểu số Hồi giáo. Sau cuộc gặp, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cho biết, phía Trung Quốc sẽ áp dụng biện pháp thích đáng để hồi đáp lại.

Bình luận viên Hải Âm của Vision Times trú tại Anh cho biết, mấy ngày qua, ĐCSTQ đã lựa chọn hành động trả đũa điên cuồng, trước tiên là Liên minh châu Âu, về sau là Anh, cảm giác như “trời muốn nó diệt vong, ắt làm nó điên cuồng”. Anh Quốc trải qua các lần chiến tranh, là vùng đất sinh ra anh hùng, Đế quốc Anh chưa bao giờ sợ cường quyền, trong máu của người Anh có sự kiêu hãnh của quý tộc tôn trọng tự do, thiên hạ là của chung, đây là đặc điểm của người Anh. Sự chèn ép của ĐCSTQ chỉ có thể có tác dụng ngược.

Thành Dung, Vision Times

Xem thêm:

Thành Dung

Published by
Thành Dung

Recent Posts

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

14 phút ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

1 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

2 giờ ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

2 giờ ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

2 giờ ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

3 giờ ago