Người dân Myanmar biểu tình và đình công nhân 100 ngày quân đội lên nắm quyền

Hôm thứ Ba (11/5) những người biểu tình đã tập hợp tại các thị trấn và thành phố khắp Myanmar để lên án những nhà cầm quyền quân sự, 100 ngày sau khi các tướng lĩnh của nước này lật đổ chính phủ dân cử và đẩy đất nước vào cuộc khủng hoảng lớn nhất trong nhiều thập kỷ.

Những người biểu tình đã tham gia các cuộc tuần hành, các đoàn xe mô-tô và các cuộc biểu tình chớp nhoáng để tránh lực lượng an ninh. Một số người biểu tình đã làm cử chỉ thách thức quân đội bằng ba ngón tay khi các tổ chức chống đảo chính tái kêu gọi lật đổ chính quyền quân sự vốn đang bị lên án khắp thế giới vì đã giết chết hàng trăm dân thường.

Chính quyền quân sự Myanmar đã gặp rất nhiều khó khăn để điều hành đất nước kể từ khi họ chiếm lấy quyền lực vào ngày 1/2  thông qua một cuộc đảo chính. Các cuộc biểu tình, đình công và chiến dịch bất tuân dân sự đã làm tê liệt các doanh nghiệp cũng như bộ máy hành chính tại nước này. Công chúng Myanmar đã phản đối kịch liệt sự quay trở lại cầm quyền của quân đội.

Những người biểu tình tại thành phố lớn nhất Yangon mang theo biểu ngữ “Yangon đình công để loại bỏ hoàn toàn kẻ thù”, trong khi những người biểu tình ở Hpakant tại bang Kachin hô vang khẩu hiệu “Cách mạng phải thắng lợi”.

Những người biểu tình ở Hpakant, vùng Saigang và những nơi khác cầm các biển hiệu ủng hộ Chính phủ Thống nhất Quốc gia (NUG), một liên minh chống chính quyền quân sự tự xưng là chính phủ hợp pháp của Myanmar. Tuần trước, NUG đã thông báo việc thành lập “Lực lượng Phòng vệ Nhân dân”.

Tiến sĩ Sasa, phát ngôn viên của NUG, đăng trên Twitter rằng ông và các bộ trưởng khác của NUG sẽ gặp một trợ lý ngoại trưởng Mỹ vào thứ Ba (11/5) để thảo luận về cách Hoa Kỳ và đồng minh của họ “có thể hợp tác với nhau để chấm dứt triều đại khủng bố này”. Ông không nói chi tiết về cuộc họp.

Bộ Ngoại giao Mỹ chưa phản hồi yêu cầu xác nhận về cuộc họp này.

Quân đội Myanmar đã bắt giữ nhà lãnh đạo được bầu Aung San Suu Kyi chỉ vài giờ trước khi cuộc đảo chính nổ ra. Quân đội cho biết việc họ nắm lấy quyền lực là để bảo vệ nền dân chủ non trẻ của Myanmar sau khi họ cho rằng cuộc bầu cử vào tháng 11/2020 đã bị hủy hoại do gian lận. Đảng của bà Suu Kyi nói rằng chiến thắng vang dội của họ trong cuộc bầu cử là hợp pháp.

Tội phạm quốc tế

Trong một thông báo hôm thứ Ba (11/5), NUG tuyên bố, những người lính của quân đội Myanmar nên nhận ra rằng họ phải chịu trách nhiệm về việc phạm tội ác quốc tế.

NUG nhấn mạnh: “Đã đến lúc phải phải trả lời rõ ràng liệu các bạn [những người lính Myanmar] sẽ đứng về phía nhân quyền và công bằng, hay các bạn sẽ tiếp tục vi phạm nhân quyền bằng cách thực hiện các hành vi bạo lực và sau đó phải đối mặt với tòa án quốc tế.”

Bất chấp việc Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và các quốc gia khác áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế, chính quyền quân sự Myanmar vẫn chưa có dấu hiệu thỏa hiệp. Quân đội Myanmar nhận được sự ủng hộ ngầm của nước láng giềng Trung Quốc, vốn là một nhà đầu tư lớn tại Myanmar và là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Các cuộc biểu tình hôm 11/5 diễn ra trong bối cảnh bạo lực đang xảy ra lẻ tẻ ở nước này, bao gồm các cuộc tấn công gây chết người đối với các nhà quản lý do quân đội bổ nhiệm và một số vụ nổ bom nhỏ liên quan đến bom tự chế xảy ra trong vài tuần qua. Chính quyền quân sự quy trách nhiệm các vụ việc này cho chính phủ bị lật đổ.

NUG khẳng định quân đội đã dàn dựng các cuộc tấn công như vậy như một cái cớ cho việc đàn áp của mình.

Trong bản tin tối, Đài Phát thanh và Truyền hình Quốc gia Myanmar (MRTV) do nhà nước điều hành đưa tin, hai thành viên của lực lượng an ninh bị thiệt mạng và ba người khác bị thương vào tối thứ Hai (10/5) trong một cuộc tấn công của “những kẻ khủng bố” tại vùng Sagaing.

Một tổ chức tự xưng là Lực lượng Phòng vệ Nhân dân Sagaing, trong một thông báo trước đó vào hôm thứ Ba (11/5), đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công vào các nhân viên an ninh Myanmar vào cùng thời điểm cùng khu vực [như bản tin của MRTV] mà tổ chức này cho biết đã giết chết ba người.

Việc đưa tin tức và thông tin bên trong Myanmar đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng kể từ sau cuộc đảo chính, do các biện pháp hạn chế truy cập internet, lệnh cấm phát sóng nước ngoài, cũng như việc một số hãng tin tức trong nước bị chính quyền ra lệnh đóng cửa do bị cáo buộc kích động nổi dậy.

Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP), một tổ chức giám sát, lực lượng an ninh Myanmar đã giết chết 781 người bao gồm 52 trẻ em kể từ sau cuộc đảo chính, đồng thời 3.843 người đang bị giam giữ. Liên Hợp Quốc (LHQ) đang sử dụng những số liệu này.

Hôm thứ Ba (11/5) cơ quan nhân quyền của LHQ cho hay, quân đội Myanmar đang nỗ lực tối đa để củng cố quyền lực và những vụ vi phạm nhân quyền của họ đã vượt xa các vụ giết người.

Ông Rupert Colville, phát ngôn viên của cao ủy LHQ về nhân quyền nhận định: “Rõ ràng cần phải có sự tham dự lớn hơn nữa của quốc tế nhằm ngăn chặn tình hình nhân quyền tại Myanmar trở nên xấu thêm nữa.”

Gia Huy (Theo Reuters)

Xem thêm:

Gia Huy

Published by
Gia Huy

Recent Posts

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

29 phút ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

2 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

3 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

4 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

4 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

4 giờ ago