Người xin visa Mỹ sắp phải khai báo lịch sử lên mạng xã hội 5 năm gần nhất

Chính phủ Mỹ hôm thứ Sáu (31/3) đã đưa ra đề xuất về việc thu thập lịch sử tham gia mạng xã hội của hầu hết những người muốn xin visa (thị thực) vào Mỹ. Đây được cho là một phần trong chính sách “kiểm tra nghiêm ngặt” về an ninh của Tổng thống Donald Trump, nhưng đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nhóm hoạt động nhân quyền.

(Ảnh EpochTimes)

Đề xuất do Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra sẽ yêu cầu hầu hết các đương đơn xin visa cung cấp chi tiết về các tài khoản mạng xã hội của họ. Những mạng xã hội được liệt kê trong đề xuất này gồm các nền tảng của Mỹ như Facebook, Twitter, Instagram, LinkedIn, Reddit và YouTube. Tuy nhiên, tờ New York Times cho biết những mạng xã hội quốc tế như Sina Weibo của Trung Quốc và VK của Nga cũng sẽ được tính đến.

Theo BBC, đương đơn xin visa vào Mỹ sẽ phải cung cấp tất cả lịch sử tham gia mạng xã hội trong vòng 5 năm gần nhất.

Theo các thống kế chưa đầy đủ, có khoảng 14,7 triệu người mỗi năm sẽ bị ảnh hưởng nếu đề xuất của Bộ Ngoại giao Mỹ được áp dụng chính thức.

Những thông tin này sẽ được giới chức Mỹ sử dụng để xác định danh tính và kiểm tra kỹ lưỡng cả những đương đơn xin visa nhập cư và visa không nhập cư.

Theo BBC, trong đề xuất này, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng yêu cầu đương đơn xin visa phải cung cấp các số điện thoại, các địa chỉ thư điện tử và lịch sử di trú của họ trong 5 năm gần nhất. Họ cũng sẽ bị yêu cầu phải thông tin xem liệu họ đã từng bị nước ngoài trục xuất lần nào chưa hoặc họ có bất kỳ họ hàng, thân quyến nào đã từng liên quan đến các hoạt động khủng bố hay không.

Tuy nhiên, những yêu cầu thu thập thông tin mạng xã hội nêu trên sẽ không áp dụng đối với các công dân đến từ các nước đang được Mỹ cho hưởng quy chế miễn visa di trú, trong đó có Anh, Canada, Pháp và Đức. Theo BBC, công dân các nước không được hưởng quy chế miễn visa như Ấn Độ, Trung Quốc và Mexico có thể cũng được ưu tiên nếu họ xin visa vào Mỹ để làm việc hoặc du lịch.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ không có ý định yêu cầu các đương đơn xin visa công vụ, ngoại giao phải khai báo các thông tin mạng xã hội, theo EpochTimes.

Các quan chức chính quyền Trump bảo vệ đề xuất này bằng cách cho rằng nó sẽ giúp xác định danh tính của các kẻ khủng bố tiềm ẩn.

Đề xuất của Bộ Ngoại giao cần phải được Văn phòng Quản lý và Ngân sách phê duyệt. Công chúng cũng sẽ có 60 ngày kể từ ngày Bộ Ngoại giao công bố đề xuất hôm (31/3) để thảo luận về các yêu cầu của chính quyền trước khi điều này chính thức được áp dụng.

Mạng xã hội tại Mỹ đã bị kiểm soát chặt chẽ hơn kể từ sau vụ xả súng tại San Bernadino, bang California khiến 14 người chết vào năm 2015. Các nhà chức trách khi đó nói rằng họ đã bỏ qua các dấu hiệu cực đoan trong các thông điệp trên một nền tảng tin nhắn trực tuyến mà những kể tấn công đã gửi cho nhau trước khi hành động thảm sát.

Kể từ tháng Năm năm ngoái, giới chức Mỹ đã được quyền kiểm tra lịch sử tham gia mạng xã hội của người dân, nhưng chỉ trong các trường hợp mà nhà chức trách cảm thấy “những thông tin đó là cần thiết để xác nhận danh tính hoặc tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt hơn liên quan an ninh quốc gia“.

Ngay sau khi Bộ Ngoại giao công bố đề xuất, các nhóm hoạt động tự do dân sự đã lên án chính sách này, coi đó là sự xâm hại quyền riêng tư cá nhân và có thể làm xói mòn quyền tự do ngôn luận.

Bà Hina Shamsin của Liên minh Tự do Dân sự Mỹ cho hay: “Mọi người bây giờ sẽ phải tự hỏi liệu điều họ nói trên mạng trực tuyến có bị các quan chức chính phủ hiểu sai, hiểu lầm hay không”.

Chúng tôi cũng quan ngại về cách chính quyền Trump định nghĩa thuật ngữ ‘các hành động khủng bố’ mơ hồ và hàm nghĩa quá rộng, bởi vì nó vốn mang bản chất chính trị và có thể bị sử dụng để phân biệt đối xử với những người nhập cư mà họ không làm điều gì sai”, bà Shamsin nói thêm.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định rằng: “Duy trì các tiêu chuẩn sàng lọc mạnh mẽ đối với người xin cấp visa là một thực tiễn thay đổi liên tục và phải thích ứng với các mối đe dọa mới”.

Chúng ta đã yêu cầu thông tin liên lạc, lịch sử di trú, thông tin về thành viên gia đình và địa chỉ trước đó từ tất cả các đương đơn xin visa một cách giới hạn rồi. Việc thu thập thông tin bổ sung này sẽ tăng cường quá trình kiểm tra với những người nộp đơn và xác nhận danh tính của họ”, Bộ Ngoại giao Mỹ lý giải.

Trước đây, yêu cầu khai báo các thông tin như tài khoản mạng xã hội, số điện thoại và địa chỉ email chỉ áp dụng cho trường hợp an ninh đặc biệt, như những người đã từng đi qua khu vực do quân khủng bố kiểm soát. Theo báo Time, mỗi năm có khoảng 65.000 người thuộc diện này.

Nếu đề nghị này được thông qua, nó sẽ ảnh hưởng tới khoảng 15 triệu người xin visa vào nước Mỹ hàng năm, trong đó có khoảng 710.000 người xin visa nhập cư và 14 triệu người xin visa không nhập cư. Tuy vậy, công chúng có 60 ngày kể từ ngày 30/3/2018 để cho ý kiến về đề nghị này.

Yên Sơn (T/h)

Xem thêm:

Yên Sơn

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Yên Sơn

Recent Posts

Thượng nghị sĩ Mike Rounds giới thiệu dự luật xóa bỏ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…

20 phút ago

Bộ Tài chính Mỹ nhắm mục tiêu vào Gazprombank của Nga với các lệnh trừng phạt mới

Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…

36 phút ago

Một trường tiểu học tồn hơn 185,5 triệu đồng tiền “nước uống” của học sinh

Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…

45 phút ago

Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine không thể giành lại Crimea bằng vũ lực

Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…

50 phút ago

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

1 giờ ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

2 giờ ago