Tin tức về việc nhà khoa học nữ Wu Ying (thuộc Trường Y Feinberg – Đại học Northwestern) tự tử tại Mỹ đang là chủ đề tìm kiếm nóng ở Trung Quốc, vì bà là nhà khoa học người Trung Quốc nổi tiếng. Theo thông tin chính thức tại quận Cook bang Illinois – Mỹ, bà Wu Ying qua đời vào ngày 10/7 tại nơi cư trú ở Chicago, được chôn cất tại Nghĩa trang Rose Hill Chicago hôm 17/7.
Thông tin cái chết bất thường của nhà khoa học Wu Ying (60 tuổi) đã khuấy động bàn tán trong giới khoa học Trung Quốc và Mỹ.
Trước đó Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (NIH) đã điều tra trong thời gian dài đối với Wu Ying do những cáo buộc liên quan đến việc tham gia vào kế hoạch “Ngàn nhân tài” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cuối cùng dẫn đến việc đóng cửa phòng thí nghiệm của bà. Những biểu hiện mơ hồ của Đại học Northwestern và Viện Y tế Quốc gia Mỹ đối với cái chết của bà Wu Ying càng làm trầm trọng thêm cuộc tranh cãi về nguyên nhân vụ việc.
Wu Ying nổi tiếng vì những đóng góp nổi bật của bà trong lĩnh vực nghiên cứu sinh học nối RNA và các bệnh thoái hóa thần kinh. Cái chết của bà được cho là do tự tử đã gây sốc cho gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, đồng thời gây ra mối lo ngại rộng rãi ở Trung Quốc và Mỹ.
Tờ SCMP hôm 31/8 đưa tin, Văn phòng Nghiên cứu Ngoại vi của Viện Y tế Quốc gia Mỹ – cơ quan điều hành kế hoạch “Hành động Trung Quốc” của Mỹ – đã luôn từ chối truyền thông khi được hỏi về tình hình của Tiến sĩ Wu và vấn đề liệu bà Wu có là mục tiêu điều tra hay không. Nhưng những người quen thuộc với vấn đề này cho hay, bà Wu Ying cũng là mục tiêu điều tra của NIH và bị trục xuất khỏi phòng thí nghiệm, mặc dù bà chưa bao giờ bị buộc tội.
Sau khi Wu Ying qua đời, Đại học Northwestern đã không đăng một bài báo hay cáo phó nào, đồng thời xóa trang thông tin cá nhân của bà. Theo thông lệ, các kết quả nghiên cứu cá nhân, các ấn phẩm và hồ sơ tài trợ của bà Wu Ying phải được lưu giữ ít nhất một vài năm. Hiện tại, khi tìm kiếm tên Wu Ying trên trang web chính thức của Đại học Northwestern, người ta chỉ tìm thấy thông tin về một giáo viên trẻ khác tên là Jennifer Wu.
Wang Xiaofan, giáo sư nghiên cứu ung thư tại Đại học Duke, tiết lộ: “Những cuộc điều tra này đã hủy hoại sự nghiệp của bà ấy. Bà ấy quả là một nhà khoa học tận tâm. Việc tước bỏ quyền nghiên cứu giống như tước đi mạng sống của bà ấy vậy”.
Bà Wu Ying sinh vào ngày 23/9/1963 ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc, nhận bằng cử nhân y khoa tại Đại học Y Thượng Hải, sau đó theo học tại Đại học Harvard và Đại học Stanford, đồng thời nhận chức vụ giảng dạy tại nhiều trường đại học ở Mỹ. Từ năm 2005, là Giáo sư Thần kinh học Charles Louis Mix tại Trường Y Feinberg thuộc Đại học Northwestern. Bà Wu Ying chủ yếu tham gia nghiên cứu về cơ chế phân tử điều hòa gen phát triển thần kinh và thoái hóa thần kinh, đã có những đóng góp nổi bật trong việc phát hiện ra nguyên nhân của nhiều bệnh về thần kinh.
Tổ chức vận động nhân quyền cho người Mỹ gốc Á là APA Justice trước đó đã đưa ra tuyên bố cho biết, trước khi Wu Ying qua đời, phòng thí nghiệm của bà đã bị đóng cửa.
Trong cộng đồng y tế Mỹ, việc bị đóng cửa phòng thí nghiệm đồng nghĩa với việc mất hoàn toàn sinh viên và nguồn tài trợ, đồng thời không có cơ hội tiếp cận các dự án nghiên cứu khoa học tiên tiến.
Bà Wu Ying từ lâu đã nhận được tài trợ nghiên cứu khoa học từ NIH Mỹ. Dự án gần nhất của bà do NIH tài trợ có tổng trị giá hơn 3 triệu USD, bắt đầu vào ngày 18/9/2018 và kết thúc vào ngày 30/6/2023. Sau khi quỹ nghiên cứu của bà hết hạn vào ngày 30/4 năm nay, Đại học Northwestern đã tuyên bố đóng cửa phòng thí nghiệm của bà. Việc bị Viện Y tế Quốc gia yêu cầu không xin quỹ nghiên cứu tương đương với việc bị tước bỏ quyền nghiên cứu khoa học của bà. “Tiến sĩ Wu Ying, người có cá tính mạnh mẽ, không muốn rời khỏi phòng thí nghiệm trong thời gian quy định, nên cảnh sát đã cưỡng bức bà ấy rời khỏi phòng thí nghiệm”.
Thời gian ở Mỹ, bà Wu Ying từng kết hôn với nhà sinh vật học người Trung Quốc tên Rao Yi và có một con trai và một con gái. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của họ không mấy suôn sẻ và kết thúc bằng việc ly hôn vài năm trước.
Năm 2007, Giáo sư Rao Yi trở lại Trung Quốc với tư cách là Viện trưởng đầu tiên được tuyển dụng hình thức trên toàn cầu của Đại học Bắc Kinh. Ông cũng làm việc với nhiều nhà khoa học để thành lập Viện Khoa học thần kinh Thượng Hải thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Trung tâm Nghiên cứu Liên ngành Thượng Hải thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, và Viện Khoa học Đời sống Bắc Kinh.
Năm 2009, bà Wu đảm trách là nhà nghiên cứu tư vấn cấp cao tại Viện Vật lý sinh học – Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, giúp quản lý phòng thí nghiệm và đào tạo sinh viên. Bà cũng đã giành được “hạng B Quỹ quốc gia dành cho học giả trẻ xuất sắc” thuộc Quỹ khoa học tự nhiên quốc gia Trung Quốc.
Từ những năm 1990, ĐCSTQ đã sử dụng các đơn vị ở nước ngoài, văn phòng kinh doanh Trung Quốc và nhiều phương pháp tình báo khác nhau, dùng chiêu dụ trả lương cao và tài trợ khổng lồ nhằm thu hút các tài năng công nghệ cao ở châu Âu và Mỹ; và thậm chí đánh cắp một cách có hệ thống các kết quả nghiên cứu bằng sáng chế công nghệ vì mục tiêu của ĐCSTQ phát triển kinh tế và quân sự nhanh chóng. Vào thời điểm đó, mặc dù các nước nạn nhân mà tiêu biểu nhất là Mỹ đã nhận thức được những sai sót trong các quy định kiểm soát, nhưng do nhu cầu thị trường rất lớn tại Trung Quốc nên cuối cùng cả hai bên thường đi đến những “thỏa hiệp then chốt”.
Năm 2008, ĐCSTQ đã thúc đẩy một hoạt động trộm cắp bí mật xuyên quốc gia quy mô lớn hơn được gọi là “Kế hoạch giới thiệu nhân tài cấp cao ở nước ngoài” (gọi tắt là Kế hoạch Ngàn nhân tài). Theo kết quả điều tra liên quan của cơ quan phản gián Mỹ, kế hoạch này do Ban Tổ chức Trung ương ĐCSTQ và Bộ Nhân lực và An sinh xã hội của họ chỉ đạo. Nhóm điều phối công việc nhân tài có nhiệm vụ thiết lập các cơ sở chuyên trách tại nước ngoài để nhằm vào các lĩnh vực công nghệ mới nổi có tính tiên phong, đồng thời nhắm tới các nhà khoa học chiến lược có khả năng đột phá công nghệ quan trọng, cũng như các tài năng lãnh đạo chuyên môn. Chỉ trong 10 năm, gần 10.000 nhân tài cấp cao trong nghiên cứu khoa học, đổi mới và kinh doanh đã bị nhắm đến và dụ dỗ vào Trung Quốc thông qua kế hoạch này, nhiều người trong số họ đã phục vụ trong các cơ quan nghiên cứu khoa học của chính phủ liên bang Mỹ và thậm chí có tư cách Viện sĩ.
Năm 2015, ĐCSTQ tăng cường kế hoạch bằng chương trình “Made in China 2025”, nhắm thẳng vào 10 lĩnh vực chính bao gồm: công nghệ thông tin thế hệ mới, robot và máy công cụ CNC cao cấp, thiết bị hàng không vũ trụ, thiết bị kỹ thuật hàng hải và tàu công nghệ cao, thiết bị vận chuyển đường sắt tiên tiến, phương tiện tiết kiệm năng lượng và năng lượng mới, thiết bị điện, thiết bị máy móc nông nghiệp, vật liệu mới, y sinh học và thiết bị y tế hiệu suất cao. Mục tiêu để mở rộng tiếp xúc với ngành công nghệ cao toàn cầu, dưới danh nghĩa đề xuất hợp tác xuyên quốc gia nhưng thực chất là tăng cường hành vi trộm cắp nhân lực và công nghệ.
Để ngăn chặn những hành động xấu xa của ĐCSTQ, Mỹ đã tiến hành điều tra phản gián chuyên sâu, ngoài việc nhắm vào các học giả được liệt kê trong “Kế hoạch Ngàn Nhân tài” thì phạm vi điều tra còn bao gồm nhiều người thường xuyên có hoạt động qua lại Trung Quốc hoặc có kế hoạch hợp tác với các công ty Trung Quốc.
Điều tra phát hiện ra mức lương cao đã thu hút nhiều nhân tài nhà khoa học [Mỹ] làm việc cho Trung Quốc, nhưng đồng thời họ cũng dùng các cách để giữ nguyên chức vị ban đầu trong các trung tâm nghiên cứu, chủ trì các dự án quy hoạch… [tại Mỹ cũng như nước khác liên quan kế hoạch của ĐCSTQ], do đó nghiên cứu cáo buộc đó là hành vi gián điệp “nằm vùng” trong lĩnh vực công nghệ cao, đồng thời xác nhận họ tham gia vào “Kế hoạch Ngàn nhân tài” của Trung Quốc. Về vấn đề này, Giám đốc FBI Wray đã thẳng thắn nói tại phiên điều trần quốc hội: “Mọi tầng lớp xã hội Mỹ cần cẩn thận trước những gián điệp ẩn náu mọi ngóc ngách và chuyển công nghệ cao cấp ra khỏi Mỹ”.
Vụ việc năm 2021 giáo sư Li Bo tại Đại học Harvard Mỹ bị kết tội che giấu việc tham gia “Kế hoạch Ngàn nhân tài” đã trở thành một vụ án tiêu biểu trong “Hành động Trung Quốc” (China Initiative) của Bộ Tư pháp Mỹ, nhằm chống lại hoạt động “gián điệp” và “trộm cắp nghiên cứu” của ĐCSTQ.
Dương Thiên Tư, Vision Times
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.