Trụ sở Liên minh châu Âu tại Brussels, Vương Quốc Bỉ. (Ảnh: jorisvo/ShutterStock)
Một chuyên gia kinh tế của Mỹ đã lên tiếng cảnh báo: Mỹ đang nỗ lực xây dựng và dẫn dắt một liên minh an ninh – kinh tế gồm các quốc gia dân chủ chủ chốt, và những quốc gia muốn gia nhập liên minh này phải chọn phe giữa Mỹ và Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ). Nếu châu Âu chọn ĐCSTQ, họ sẽ tự hủy hoại tương lai của mình.
Ban đầu, chính quyền Trump đã khởi động chiến tranh thương mại với 100 quốc gia, đa số trong đó đã chọn cách đàm phán với Mỹ. Chỉ riêng Bắc Kinh là công khai phản kháng, khiến tình hình nhanh chóng biến thành cuộc đối đầu trực diện Mỹ – Trung. Các quốc gia còn lại vì thế cũng buộc phải đối mặt với bài toán khó về việc chọn phe.
Đúng vào thời điểm này, ngày 12/4, ông Oren Cass, nhà kinh tế trưởng của viện nghiên cứu American Compass, đã đăng bài viết trên Financial Times, phát đi cảnh báo nêu trên.
Ngay đầu bài viết, ông Cass thẳng thắn cho rằng Tổng thống Trump đang tháo dỡ hệ thống kinh tế quốc tế do Mỹ dẫn đầu từ sau Thế chiến thứ Hai, và đang thiết lập một hệ thống mới do Mỹ làm trung tâm. Câu hỏi lớn hiện nay là liệu châu Âu sẽ chọn đi theo hướng nào?
Bài viết chỉ ra rằng nhận xét của Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio vào tháng Hai năm nay có thể là sự trợ giúp tốt nhất để thế giới bên ngoài hiểu được hành động của chính quyền Trump hiện tại. Ông Rubio cho biết vào thời điểm đó rằng thế giới cuối cùng sẽ trở lại trạng thái “thế giới đa cực”.
Ông phân tích rằng trong bối cảnh thế giới “đa cực” hiện nay, phía Mỹ sẽ thiết lập và dẫn dắt một liên minh kinh tế và an ninh bao gồm các quốc gia dân chủ chủ chốt. Bất kỳ quốc gia nào muốn gia nhập liên minh mới do Mỹ dẫn đầu đều phải tuân thủ một số quy tắc rõ ràng, trong đó điều kiện cốt lõi bao gồm:
Ông Cass cho rằng những điều kiện này là hợp lý, và đối với các quốc gia dân chủ, việc hợp tác với Mỹ là lựa chọn sáng suốt hơn, thay vì chấp nhận bị ảnh hưởng bởi Bắc Kinh.
Bài viết phân tích rằng Mexico và Canada, 2 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng từ chính sách thuế của Mỹ, đã nhanh chóng thúc đẩy đàm phán lại hiệp định NAFTA, gần như chắc chắn sẽ là trụ cột trong liên minh mới do Mỹ dẫn đầu. Ở châu Á, Ấn Độ và Nhật Bản, những đối thủ chiến lược của ĐCSTQ, cũng là những ứng viên lý tưởng cho hệ thống mới này. Đồng thời, Chính phủ Mỹ cũng tin rằng theo hệ thống mới này, các đồng minh quan trọng nhất của Mỹ vẫn sẽ chọn cách đứng về phía Mỹ thay vì quay sang ĐCSTQ, bởi vì đối với hầu hết các quốc gia, điều này tương đối an toàn. Câu hỏi bây giờ là châu Âu sẽ lựa chọn như thế nào.
Bài viết đề cập, vào ngày 9/4, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã cảnh báo các lãnh đạo châu Âu rằng: nếu còn ai muốn thắt chặt quan hệ thương mại với ĐCSTQ, thì tức là đang tự phá hủy tương lai của chính mình. Nhưng ngay hôm sau, một số quốc gia EU lại bắt đầu bàn luận về việc giảm rào cản đối với xe điện Trung Quốc vào thị trường châu Âu.
Ông Cass cho rằng châu Âu hiện đang gặp hàng loạt vấn đề: dân số già hóa, chính sách năng lượng tự bó buộc, niềm tin vào hệ thống dân chủ suy giảm, năng lực đổi mới kém dần. Những điều này khiến vị thế chiến lược và ảnh hưởng toàn cầu của châu Âu ngày càng suy yếu, và khi đối mặt với những quyết định khó khăn, châu Âu thường tỏ ra thiếu quyết tâm và dễ dao động trước lợi ích ngắn hạn từ thị trường Trung Quốc.
Cuối bài viết, ông nhấn mạnh: Nếu châu Âu chọn đứng về phía ĐCSTQ, thì tức là họ đã tự tay hủy hoại tương lai của mình, và chắc chắn sẽ tiếp tục trượt dốc trên sân khấu toàn cầu.
Trong khi đó, ngày 10/4, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố quyết định áp thuế trả đũa với hàng Mỹ sẽ được tạm hoãn 90 ngày, đồng thời mở cửa cho các cuộc đàm phán, nhưng không loại trừ bất cứ lựa chọn nào.
Trước đó, để đáp trả mức thuế 25% mà Mỹ áp lên thép và nhôm của châu Âu, EU đã dự định đánh thuế lên 23 tỷ USD hàng Mỹ, với các giai đoạn áp dụng vào ngày 15/4, 15/5 và 1/12. Nhằm tránh chiến tranh thương mại leo thang, nhiều quan chức thương mại cấp cao của EU đã thường xuyên di chuyển giữa Brussels và Washington trong vài tuần qua, tích cực đàm phán tìm kiếm giải pháp.
Ngày 11/4, Thủ tướng Pháp François Bayrou tuyên bố rằng việc cho rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể thay thế Mỹ trở thành đối tác thương mại là một suy nghĩ ngây thơ và cực kỳ nguy hiểm. Ông cũng kêu gọi các nước thành viên EU phải đoàn kết trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu hiện nay.
Trong chuyến tham quan triển lãm phô mai và rượu vang hôm 11/4, ông Bayrou nói với báo giới rằng ý tưởng Mỹ có thể bị Trung Quốc thay thế là một ý tưởng rất nguy hiểm.
Trước đó, Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình, trong cuộc gặp với Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez, đã nhấn mạnh rằng Trung Quốc và EU cần đoàn kết để cùng nhau bảo vệ toàn cầu hóa kinh tế, đồng thời chỉ trích mạnh mẽ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Thủ tướng Bayrou đã kêu gọi EU cần thể hiện sự đoàn kết khi phải đối mặt với sự bất định do chính sách của ông Trump gây ra. Ông nói: “Việc Tổng thống Mỹ bất ngờ nâng thuế quan, đó là một trận động đất, rồi sau đó lại tạm hoãn trong vòng 48 tiếng, đó lại là một trận động đất nữa.”
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã đăng tải trên mạng xã hội X rằng việc Mỹ tạm hoãn áp thuế 90 ngày với một số quốc gia đã gửi đi một tín hiệu và mở ra cơ hội đàm phán, nhưng sự tạm hoãn này vẫn rất mong manh.
Ngày 11/4, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) hãy “cùng Trung Quốc chống lại” Mỹ trong cuộc chiến thương mại do ông Trump phát động, cho thấy rõ âm mưu tranh thủ sự ủng hộ của châu Âu trong thời điểm then chốt.
Cùng ngày, tờ Les Echos (một tờ báo kinh tế nổi tiếng của Pháp) nhận định rằng dù bề ngoài có vẻ EU và Trung Quốc có thể hợp tác để đối phó với khó khăn do thuế quan gây ra, nhưng chiến lược này ngoài việc có thể khiến ông Trump tức giận hơn, còn có nguy cơ rất lớn đối với ngành công nghiệp châu Âu. Lý do là mức thuế cao của Mỹ có thể đẩy hàng xuất khẩu dư thừa của Trung Quốc sang châu Âu. Nói cách khác, hàng hóa sản xuất dư thừa của Trung Quốc không thể bán được ở Mỹ có thể sẽ dồn vào thị trường châu Âu.
Cựu chuyên gia kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Olivier Blanchard và nhà kinh tế học Lionel Fontagné cảnh báo với Les Echos rằng: “Tác động từ thuế quan của ông Trump đối với Trung Quốc sẽ giống như boomerang bay ngược lại vào châu Âu.”
EU hiện đang phát tín hiệu cảnh báo về hiệu ứng domino từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Ngay cả khi không có thuế quan của ông Trump, riêng năm 2024, Trung Quốc đã đạt thặng dư thương mại lên tới 3.040 tỷ euro với châu Âu. Hiện Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu lớn nhất vào EU, và hàng hóa của họ đã tràn ngập các cảng lớn khắp châu Âu. Trong khi đó, chi phí sản xuất của các doanh nghiệp Trung Quốc thấp hơn từ 30% đến 40% so với doanh nghiệp châu Âu, cộng thêm sự phát triển về công nghệ và trợ cấp công khai từ nhà nước ĐCSTQ, khiến EU ngày càng bất mãn với sự cạnh tranh không công bằng từ Bắc Kinh.
Les Echos còn dùng tiêu đề phụ để gọi Trung Quốc là “bạn giả”, cho biết châu Âu đã sớm có ý thức phòng bị. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cũng đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times rằng: EU “sẽ không dung thứ” nếu hàng hóa Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi thuế quan của Mỹ mà lại tràn sang châu Âu. Nếu cơ chế giám sát mới phát hiện lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng đột biến, EU sẽ “áp dụng các biện pháp bảo vệ”.
Nhà kinh tế học Mary-Françoise Renard trả lời kênh truyền hình TF1 của Pháp rằng châu Âu cần đặc biệt tránh làn sóng xe điện và thiết bị điện tử giá rẻ của Trung Quốc tràn vào, điều này đối với châu Âu mà nói thì là mối đe dọa lớn, chủ yếu do giá thành thấp hơn đáng kể so với sản phẩm sản xuất tại châu Âu.
Bà Renard cho rằng điểm tích cực là chính sách thương mại của EU nằm trong thẩm quyền của Ủy ban châu Âu, do đó các quốc gia thành viên không thể hành động đơn lẻ. Trong khi đó, ĐCSTQ luôn có ý đồ khiêu khích mâu thuẫn giữa các nước trong khối EU.
Thành tích xuất sắc nào đã giúp FECON được gã khổng lồ PowerChina lựa chọn…
Những chỉ trích của cựu Tổng thống Joe Biden nhắm vào nỗ lực cắt giảm…
Sở GD&ĐT Đắk Lắk được xác định đã giao dự toán và quyết toán vượt…
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Moskva sẵn sàng tiếp tục đàm phán với…
Hoa Kỳ sẽ triển khai khoảng 9.000 binh sĩ tới Philippines để tham gia cuộc…
Một ngày nào đó, những người trong cuộc đời của bạn sẽ kể lại những…