Nhằm chuẩn bị cho khả năng nổ ra xung đột, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (GSDF) đang tiến hành các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, đây là lần đầu tiên Nhật Bản có động thái như vậy sau gần 30 năm kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ hai do môi trường an ninh xung quanh được giới chức nước này nhận định là trong tình trạng tồi tệ nhất.
CNN ngày 23/10 đưa tin, kể từ giữa tháng Chín, khoảng 100.000 quân với 20.000 phương tiện và 120 máy bay ở Nhật Bản đã tham gia các cuộc tập trận trên phạm vi toàn quốc tập trung vào khả năng sẵn sàng chiến đấu. Do những năm gần đây, tình hình khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương đã ngày càng trở nên căng thẳng, các quan chức của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (GSDF) tuyên bố rằng Nhật Bản đang đối mặt với môi trường an ninh tồi tệ nhất kể từ sau Thế chiến II.
Người phát ngôn Noriko Yokota của GSDF cho biết: “Cuộc tập trận lần này của GSDF tập trung vào việc nâng cao hiệu quả chiến đấu, khả năng răn đe và phản ứng… Từng đơn vị đang diễn tập cho mục tiêu này, đang chuẩn bị để có thể phản ứng một cách tự tin khi bị buộc phải thực hiện thêm hành động”.
Tuyên bố từ GSDF cho rằng các cường quốc trong khu vực muốn sử dụng vũ lực để thay đổi hiện trạng, đặc biệt là khi có một nước [tức Trung Quốc] không ngừng phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa cũng như thách thức hệ thống không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Yuichi Togashi, chỉ huy Sư đoàn 2 của GSDF, cũng cho biết: “Lực lượng Phòng vệ chúng tôi phải nâng cao hiệu quả hoạt động vì môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản hiện nay rất khắc nghiệt”.
Quân của Sư đoàn 2 thuộc GSDF đã hành quân khoảng 2.000 km đến Khu vực hành quân Hijudai (Hijudai Manuvering Area) ở tỉnh Oita của Nhật Bản để diễn tập chiến đấu phòng thủ.
Kể từ tháng Chín họ đã dành nhiều tuần để xây dựng các khu vực hậu cần, sở chỉ huy, vị trí chiến trường và các đơn vị phân phối dưới lòng đất. Một số cơ sở được xây dựng dưới lòng đất và được che đậy khiến đối thủ khó phát hiện.
Mặc dù giới chức GSDF tuyên bố cuộc tập trận không nhằm đối phó với các cuộc xung đột tiềm tàng ở các khu vực cụ thể hoặc nước cụ thể nào, nhận định từ CNN cho rằng nếu chiến tranh nổ ra trên các hòn đảo phía nam của Nhật Bản thì địa hình mà quân đội Nhật Bản sẽ phải đối mặt tương tự như môi trường huấn luyện ở Hijudai Manuving Area.
Các đảo có thể nổ ra chiến tranh bao gồm khu đảo Điếu Ngư và các đảo lân cận (Nhật Bản gọi là quần đảo Senkaku) – một chuỗi đảo đá không có người ở nằm tại khu Biển Hoa Đông do Nhật Bản quản lý nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố chủ quyền.
Khu vực tranh chấp này đã khiến quan hệ Trung – Nhật căng thẳng trong nhiều năm. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi gần đây nói với CNN rằng không có tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản và các nước khác về quần đảo Senkaku. Nhật Bản đã phải tiếp tục gửi đi một thông điệp mạnh mẽ phản đối các hành động của ĐCSTQ đối với quần đảo Senkaku và các khu vực khác của Biển Hoa Đông. “Với tư cách là Bộ Quốc phòng Nhật Bản và Lực lượng Phòng vệ, chúng ta phải xây dựng khả năng quân sự đối phó với tình huống này”, ông Nobuo Kishi nói.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ – Nhật diễn ra vào tháng Ba năm nay, hai nước cũng quyết định tiếp tục các cuộc tập trận chung quanh quần đảo Senkaku và các đảo lân cận, nguyên do là vì sự gia tăng các cuộc xâm nhập của quân ĐCSTQ vào vùng biển của Nhật Bản gần các đảo tranh chấp.
Không giống như thông lệ của Nhật Bản sau Thế chiến II, phần huấn luyện chiến đấu của hoạt động tập trận tại Khu vực hành quân Hijudai của GSDF lần này bao gồm các trò chơi chiến tranh mô phỏng không theo một kịch bản sẵn có nào.
Trong hoạt động này, Sư đoàn 2 của GSDF được chia thành hai đội để mô phỏng những kẻ xâm lược và bên bảo vệ, với mục tiêu tiêu diệt các chiến binh thù địch và thực hành cấp cứu. Bộ đội mặt đất không sử dụng đạn thật mà được trang bị vũ khí mô phỏng bắn tia laze; còn quân phục, xe tăng và các phương tiện khác được trang bị cảm biến. Những cảm biến này có thể thông báo cho người mặc biết họ đã bị “kẻ thù” bắn chết hoặc gây thương tích. Trong diễn tập mô phỏng, nếu ai đó bị trúng đạn, lực lượng cứu hộ trên chiến trường sẽ cấp cứu ngay tại chỗ, sau đó đưa người bị thương đến đơn vị cứu hộ.
Ngoài ra, các lực lượng khác cũng đang tiến hành các cuộc tập trận trên các đảo phía nam của Nhật Bản, bao gồm Miyakojima, Amami Oshima và đảo Yonaguni. Đảo Yonaguni chỉ cách Đài Loan 234 km.
Người phát ngôn Yokota của GSDF cho biết triển khai quân ở phía tây nam là mục tiêu chính của GSDF, những trò chơi chiến tranh này chưa bao giờ quan trọng thế. Hiện nay chúng tôi nhận thức được rằng môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản là nghiêm trọng chưa từng có.
Kể từ khi thành lập GSDF Nhật Bản vào năm 1954, đơn vị này chưa bao giờ tham gia vào các cuộc xung đột thực tế, nghĩa là đối với đơn vị nay thì các cuộc tập trận như hiện nay là lúc họ tiếp cận gần nhất với chiến tranh. Cuộc tập trận sẽ kết thúc vào giữa tháng 11.
Gần đây, ĐCSTQ đã gia tăng áp lực quân sự đối với Đài Loan và thường xuyên cho máy bay quân sự xâm nhập Vùng Nhận dạng Phòng không Tây Nam Đài Loan, động thái này đã khiến cộng đồng quốc tế mà đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản chú ý.
Nhật Bản đã nhiều lần đề cập đến tầm quan trọng của việc đảm bảo an ninh của eo biển Đài Loan. Vào ngày 5/7, Phó Thủ tướng Nhật Bản lúc bấy giờ là Taro Aso đã cho hay nếu ĐCSTQ xâm lược Đài Loan sẽ là nguy cơ “sống còn” đối với Nhật Bản, trong trường hợp này thì Nhật Bản sẽ hợp tác cùng Mỹ để bảo vệ Đài Loan.
Tại một cuộc họp gây quỹ chính trị, ông Taro Aso đã cảnh báo rằng việc ĐCSTQ tiếp quản Đài Loan sẽ phá hủy trật tự an ninh ở châu Á duy trì suốt nửa thế kỷ qua, đồng thời gây ra mối đe dọa quân sự trực tiếp đối với Nhật Bản vì hòn đảo cực nam của Nhật Bản tiếp giáp với Đài Loan. Ông nói thêm: “Okinawa có thể là mục tiêu tiếp theo”.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi cũng đã đề cập trong một cuộc phỏng vấn vào tháng Sáu: “Hòa bình và ổn định của Đài Loan có liên quan trực tiếp đến Nhật Bản. Chúng tôi đang chú ý đến mối quan hệ giữa Trung Quốc (ĐCSTQ) và Đài Loan, cũng như các hoạt động quân sự của Trung Quốc (ĐCSTQ)”.
Ngoài đe dọa từ ĐCSTQ thì Nhật Bản còn phải đối mặt đe dọa từ Triều Tiên. Gần đây nhất, vào ngày 19/10 Triều Tiên đã phóng ít nhất một tên lửa đạn đạo từ cảng thành phố Sinpo và rơi xuống vùng biển của Nhật Bản. Vào tháng Chín, Triều Tiên đã đẩy mạnh các cuộc thử nghiệm vũ khí và đưa ra đề xuất hòa bình có điều kiện với Hàn Quốc.
Trong một video được phát tại sự kiện được tổ chức tại Tokyo vào hôm thứ Bảy (23/10), Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nhấn mạnh về ý định hợp tác với Mỹ để “thúc đẩy chiến lược hiện thực hóa một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở (Indo-Pacific ))”.
Ông Kishida cho biết tại Đối thoại Núi Phú Sĩ diễn ra hàng năm rằng thế giới đang phải đối mặt với “nhiều thách thức, bao gồm môi trường an ninh khu vực ngày càng nghiêm trọng, các sự kiện đe dọa các giá trị phổ quát như tự do, dân chủ và nhân quyền, và các vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu và coronavirus mới (viêm phổi Vũ Hán/ COVID-19)”.
Ông Kishida nói thêm rằng liên minh với Mỹ sẽ là nền tảng trong chính sách đối ngoại và an ninh của Nhật Bản để phát huy “ngoại giao kiên định”. Ông nói: “Tôi sẽ nâng quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ lên một tầm cao hơn”.
Trong khi một quan chức khác là Akira Amari, Tổng thư ký Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền Nhật Bản, hôm thứ Bẩy đã có bài phát biểu sau ông Kishida, nói rằng điều rất quan trọng đối với Nhật Bản là giảm thiểu rủi ro và tự chủ hơn để tăng cường an ninh kinh tế.
Ông chỉ rõ rằng phải kiểm tra kỹ lưỡng xem cơ sở hạ tầng cốt lõi hỗ trợ cuộc sống của người dân và nền kinh tế có những lỗ hổng cố hữu hay không, chẳng hạn như năng lượng và viễn thông. Ông nói thêm, ngay cả khi thiếu các sản phẩm công nghệ thấp, chẳng hạn như khẩu trang và găng tay là những thứ rất cần thiết trong thời kỳ đại dịch, cũng có thể khiến đất nước sụp đổ.
Lâm Nghiên (theo Epoch Times)
Xem thêm:
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…