Nhiều nước EU đã vi phạm lệnh cấm vận xuất khẩu vũ khí cho Nga?

Dù việc Nga xâm lược Ukraine đã bị phương Tây kịch liệt lên án, nhưng có thông tin cho rằng sau khi Nga chiếm Crimea vào  năm 2014, tuy EU có biện pháp cấm vận vũ khí đối với Nga nhưng vẫn còn nhiều nước thành viên vi phạm lệnh cấm vận này.

Ngày 3/3/2022, Nga ném bom thành phố Mariupol ở miền nam Ukraine (Nguồn: Wikimedia Commons / CC BY 4.0).

Theo hãng truyền thông Đài Loan Newtalk, dữ liệu được chia sẻ bởi EU và hãng truyền thông Anh Telegraph cho thấy, bất chấp lệnh cấm vận vũ khí của EU sau khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, vẫn có ít nhất 10 thành viên EU đã xuất khẩu thiết bị quân sự cho chế độ Putin trị giá gần 350 triệu euro. Số vũ khí bao gồm bom, tên lửa, súng, trong đó 78% do các công ty Đức và Pháp cung cấp cho Nga trị giá 273 triệu euro.

Tờ Telegraph đưa tin, dữ liệu cho thấy các công ty vũ khí Đức đã lợi dụng kẽ hở trong lệnh cấm vận xuất khẩu vũ khí của EU sang Nga để bán cho Nga các thiết bị lưỡng dụng trị giá 121 triệu euro, bao gồm súng trường và xe bảo vệ đặc biệt. Còn Pháp được cho là chịu trách nhiệm chuyển giao thiết bị quân sự cho Nga trị giá 152 triệu euro, theo đó ngoài bom, tên lửa và ngư lôi, công ty của Pháp còn cung cấp máy ảnh nhiệt cho hệ thống định vị của hơn 1.000 xe tăng Nga, cũng như máy bay chiến đấu và trực thăng tấn công. Nhiều khả năng những vũ khí này đã được Nga dùng trong cuộc chiến xâm lược ở Ukraine.

Vấn đề là kể từ khi bắt đầu chiến tranh, các nước EU này vẫn chưa ngừng bán vũ khí cho Nga, ngoài ra tiếp tục chi 1 tỷ euro mỗi ngày cho nguồn cung cấp năng lượng từ Nga. Khi giải thích việc bán vũ khí, Berlin lập luận rằng vũ khí được hứa hẹn “chỉ sử dụng cho mục đích dân sự”. Còn Pháp đã phê duyệt tổng cộng 76 giấy phép xuất khẩu và ký bán vũ khí cho Nga với giá 152 triệu euro (162 triệu USD). Người ta chỉ ra rằng Pháp đã sử dụng thâm hụt của EU để bật đèn xanh cho thỏa thuận bán vũ khí được ký kết trước năm 2014.

Nguồn tin cho rằng kẽ hở đã được EU đóng lại vào ngày 8/4 sau khi các cuộc biểu tình gia tăng ở các nước thành viên phía đông vùng Baltic. Giải thích cho động thái, phía Đức tuyên bố các thiết bị quân sự chỉ được bán sau khi Điện Kremlin đảm bảo chúng được sử dụng cho mục đích dân sự chứ không phải quân sự. Người phát ngôn của Bộ Kinh tế Đức nhấn mạnh rằng giấy phép xuất khẩu sẽ không được cấp nếu có bất kỳ dấu hiệu sử dụng quân sự nào. Chính phủ Pháp thì sử dụng quyền miễn trừ, không bình luận gì về vụ việc.

Viễn Sơn

Published by
Viễn Sơn

Recent Posts

Mỹ: Nghị sĩ từ 21 bang kêu gọi SEC cân nhắc hủy niêm yết các công ty Trung Quốc

Các nghị sĩ liên bang thuộc đảng Cộng hòa đến từ 21 tiểu bang đã…

3 giờ ago

Mưa lớn 70-150mm trút xuống Sơn La, Hòa Bình và Đông Bắc từ đêm 22/5

Từ đêm 22/5 đến sáng 24/5, Bắc Bộ đón đợt mưa lớn với lượng mưa…

5 giờ ago

Mỗi ngày làm 10 việc nhỏ này có thể âm thầm tích đức

“Đừng vì việc thiện nhỏ mà không làm, đừng vì việc ác nhỏ mà không…

5 giờ ago

Hai nhà ngoại giao Israel bị bắn chết ở Washington, DC, Hoa Kỳ

Một người đàn ông ủng hộ Palestine đang bị giam giữ sau khi bị cáo…

6 giờ ago

Bộ Công thương: Hàng hiệu giả công khai bán tại các tuyến phố du lịch Đà Nẵng

Một đợt cao điểm trấn áp buôn lậu và hàng giả được thực hiện từ…

6 giờ ago

Bí quyết sống thọ đã được người đoạt giải Nobel khám phá, nguyên nhân thật bất ngờ

Theo hiểu biết thông thường, sống thọ thường liên quan đến tập luyện, bỏ thuốc…

7 giờ ago