Nhiều quốc gia và khu vực đã thông qua luật chống lại nạn thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ

Kể từ khi hoạt động mổ cướp nội tạng sống mờ ám của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bị phơi bày vào năm 2006, có bao nhiêu quốc gia và khu vực trên thế giới đã thông qua luật ngăn chặn công dân của họ tham gia vào hoạt động du lịch ghép tạng và chống lại ĐCSTQ?

Những lá cờ quốc gia trên bờ nam của Hồ Burley Griffin ở Canberra, thủ đô của Úc. (Ảnh: An Bình Nhã / Epoch Times)

Ông David Matas, Luật sư nhân quyền nổi tiếng quốc tế, nói với phóng viên của The Epoch Times rằng: “Hiện có ít nhất 20 quốc gia đã ban hành các biện pháp lập pháp hình sự hóa đối với những công dân của họ đồng lõa với việc cấy ghép nội tạng bất hợp pháp ở nước ngoài”. Những người vi phạm phải đối mặt với “hình phạt pháp lý”.

20 quốc gia nói trên gồm: Israel, Tây Ban Nha, Đài Loan, Ý, Na Uy, Bỉ, Vương quốc Anh, Canada, Albania, Costa Rica, Croatia, Cộng hòa Séc, Pháp, Montenegro, Latvia, Malta, Bồ Đào Nha, Moldova, Slovenia, Thụy Sĩ.

Luật sư Matas cho biết: “20 quốc gia này đã thông qua luật buôn bán nội tạng, có hiệu lực ngoài lãnh thổ. Đối với một số quốc gia này, luật này có hiệu lực ngoài lãnh thổ rõ ràng. Đối với các quốc gia khác, luật (cũng) có hiệu lực ngoài lãnh thổ, vì dù công dân của họ ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, luật hình sự của họ cũng đều được áp dụng.”

Ông giải thích thêm: “Có 2 hình thức tài phán hình sự trên thế giới. Đối với một số quốc gia, quyền tài phán hình sự mang tính lãnh thổ. Tòa án ở các quốc gia có quyền tài phán theo lãnh thổ có quyền tài phán đối với các tội phạm xảy ra trong biên giới của quốc gia đó, nhưng không có quyền tài phán đối với các tội phạm xảy ra bên ngoài lãnh thổ của quốc gia đó. Đối với những quốc gia này, luật pháp ngoài lãnh thổ rõ ràng là cần thiết, để làm cho luật áp dụng đối với các tội phạm được thực hiện ngoài lãnh thổ.”

Ngoài ra, trong số 20 quốc gia trên, có 15 quốc gia cũng là thành viên của “Công ước Hội đồng Châu Âu về chống buôn bán nội tạng người”, trong khi 5 quốc gia còn lại không tham gia.

15 nước tham gia gồm: Albania, Bỉ, Croatia, Cộng hòa Séc, Pháp, Latvia, Malta, Montenegro, Na Uy, Bồ Đào Nha, Moldova, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Costa Rica.

Pháp đã ký Công ước của Hội đồng Châu Âu về chống buôn bán nội tạng người vào ngày 25/11/2019; phê chuẩn và thực hiện vào ngày 18/1/2023; luật có hiệu lực vào ngày 1/5/2023.

Luật sư Matas cho biết: “Pháp tuyên bố ‘Chính phủ Pháp tuyên bố rằng các quy tắc tài phán quy định tại Điều 10, khoản 1.e, của Công ước sẽ không được áp dụng’. Tuy nhiên, luật hình sự của Pháp thường được áp dụng, và nước này có luật riêng về lạm dụng ghép tạng.”

Trên đây là dữ liệu mới nhất do Ủy ban Châu Âu cung cấp tính đến ngày 6/4/2023. Để biết chi tiết, vui lòng tham khảo liên kết tại đây.

5 quốc gia (hoặc khu vực) không tham gia công ước gồm: Israel, Ý, Canada, Anh và Đài Loan.

Luật sư Matas cho rằng cũng có thể có những quốc gia khác không nằm trong phạm vi nêu trên.

Ông nói: “Các quốc gia khác có thể tồn tại và rất có khả năng không phải là thành viên của Công ước Hội đồng Châu Âu có luật về lạm dụng cấy ghép tạng và quyền tài phán quốc tịch. Do đó luật về lạm dụng cấy ghép tạng được áp dụng cho công dân của họ ở nước ngoài.”

Một quốc gia khác phản hồi lại bằng luật pháp là Hàn Quốc.

Ngày 6/3/2020, Hàn Quốc đã sửa đổi “Đạo luật Cấy ghép Nội tạng”, yêu cầu những người được cấy ghép nội tạng ở nước ngoài phải nộp hồ sơ cấy ghép cụ thể, và thông tin cụ thể cho Bộ Y tế và Phúc lợi trong vòng 30 ngày sau khi về nước.

Về tình hình ở Hàn Quốc, luật sư Matas nói với phóng viên The Epoch Times rằng: “Mặc dù Hàn Quốc không có luật buôn bán nội tạng ngoài lãnh thổ rõ ràng, nhưng họ không cần phải làm như vậy cũng có thể thực thi quyền tài phán đối với công dân của mình phạm tội ở nước ngoài.

Điều đáng chú ý là luật pháp Hàn Quốc yêu cầu báo cáo bắt buộc, yêu cầu những người đã được cấy ghép ở nước ngoài báo cáo việc cấy ghép của họ cho các cơ quan được pháp luật chỉ định.”

“Để xây dựng luật hình sự ngoài lãnh thổ đối với du lịch ghép tạng, cần phải đáp ứng 2 điều kiện. Một là tòa án địa phương có thẩm quyền đối với tội phạm. Hai là cơ quan thực thi pháp luật có bằng chứng phạm tội ở nước ngoài. Nếu không có báo cáo bắt buộc, yêu cầu giữ bí mật sức khỏe của bệnh nhân sẽ khiến việc thu thập bằng chứng trở nên khó khăn, nếu không muốn nói là không thể.”

Ông nói: “Luật báo cáo bắt buộc của Hàn Quốc khiến cho việc áp dụng luật cấy ghép nội tạng ở nước ngoài trở nên khả thi”.

Ông Matas là đồng điều tra viên và đồng tác giả của các ấn phẩm năm 2006 và 2016 có tên “Báo cáo điều tra các cáo buộc ĐCSTQ mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công” “Mổ cướp nội tạng đẫm máu / Đại Thảm sát: Bản cập nhật” xuất bản năm 2006 và 2016.

Báo cáo xác nhận rằng ĐCSTQ đã mổ cướp nội tạng hàng loạt từ các học viên Pháp Luân Công còn sống.

Sau khi điều tra, ông Matas kết luận rằng hoạt động thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống của ĐCSTQ là một “tội ác chưa từng có trên hành tinh này”.

Những phát hiện trên đã được xác nhận bởi nhiều cuộc điều tra độc lập. Tháng 3/2020, Tòa án Trung Quốc, một tòa án nhân dân độc lập được thành lập bởi Liên minh quốc tế về chấm dứt lạm dụng cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc (ETAC), đã đưa ra phán quyết cuối cùng bằng văn bản.

Phán quyết kết luận rằng: “Việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng người (từ cơ thể người sống) đã và đang diễn ra trên quy mô lớn trên khắp Trung Quốc trong nhiều năm. Các học viên Pháp Luân Công là một, và có lẽ là nguồn chính, cung cấp nội tạng người.”

“Việc tập trung đàn áp và kiểm tra y tế đối với người Duy Ngô Nhĩ là tình trạng khá gần đây.”

Để chống lại nạn thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ, Hoa Kỳ cũng đang trong quá trình thực hiện các biện pháp lập pháp. Ngày 27/3/2023, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua “Dự luật chấm dứt mổ cướp nội tạng năm 2023.” Dự luật hiện đang chờ Thượng viện thông qua và chữ ký của Tổng thống.

Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, tu luyện tâm tính dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, với 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe.

Môn này đã được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và được người dân đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người.

Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật.

Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế.

Bình Minh (t/h)

Bình Minh

Published by
Bình Minh

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

4 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

5 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

5 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

6 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

8 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

9 giờ ago