Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol vào ngày 21/1 đã đến phiên tòa lần 3 của vụ án luận tội và trả lời các câu hỏi liên quan như bối cảnh ban hành lệnh giới nghiêm khẩn cấp… Trước phiên tòa, nhóm luật sư của ông Yoon cũng nói với giới truyền thông về lý do cụ thể của lệnh giới nghiêm…
Sau khi ông Yoon Suk-yeol tham dự phiên tòa thứ 3 của vụ án luận tội, nhóm luật sư bào chữa của ông đã đưa ra một thông cáo báo chí vào ngày 21/1, cho biết lý do chính khiến ông Yoon quyết định tuyên bố thiết quân luật vào tháng trước. Đó là ngoài việc Quốc hội liên tục đề xuất vụ án luận tội các quan chức chính phủ, cắt giảm ngân sách gây tê liệt hoạt động, còn đề cập đến chủ nghĩa tập thể như tại Triều Tiên và Trung Quốc, cuộc chiến chung giữa các nước độc tài chống lại phe dân chủ phương Tây, và có nhiều vấn đề từ hệ thống ủy ban quản lý bầu cử có thể dẫn đến việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) can thiệp vào cuộc bầu cử.
Thông cáo báo chí cho biết, nội bộ Hàn Quốc còn yếu về việc hiểu biết và cảnh giác đối với chiến tranh hỗn hợp từ chủ nghĩa cộng sản, những vấn đề đe dọa liên quan đang lan rộng trong nội bộ Hàn Quốc, ví dụ như vấn đề rò rỉ cho ĐCSTQ hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (tức là hệ thống chống tên lửa THAAD có liên quan đến bí mật cấp 2), danh sách nhân viên tình báo quân sự, còn có người Trung Quốc tự xưng là du học sinh dùng máy bay không người lái chụp ảnh cơ sở quân sự, nhưng đều do đảng đối lập phản đối nên không thể xử phạt hiệu quả, khiến có vấn đề nguy cơ nghiêm trọng về chính trị.
Thông cáo báo chí còn chỉ ra, các nước như Canada bị ĐCSTQ can thiệp bầu cử, Hàn Quốc cũng từng phát hiện các vấn đề nghiêm trọng như bị Triều Tiên xâm nhập vào cơ quan hiến pháp, nhưng Ủy ban Quản lý Bầu cử với tư cách là cơ quan độc lập đến nay vẫn từ chối chấp nhận cho cơ quan bên ngoài kiểm tra. “Tổng thống tin rằng việc kiểm kê (hệ thống an ninh) Ủy ban Quản lý Bầu cử là rất quan trọng, để phản ánh chính xác dư luận trong xã hội dân chủ”.
Đoàn luật sư của ông Yoon Suk-yeol trong phiên tòa ngày 21/1 cũng đưa ra bằng chứng liên quan đến tuyên bố trên, cho biết điều kiện ban hành thiết quân luật khẩn cấp không chỉ là tình trạng chiến tranh về mặt thực thể, mà còn có những vấn đề nghiêm trọng về chính trị, kinh tế và an ninh quốc gia. Tổng thống Yoon Suk-yeol buộc phải ban hành thiết quân luật khẩn cấp để đối phó với nhiều mối đe dọa có thể dẫn đến rối loạn chính trị quốc gia.
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc lần thứ 3 mở phiên tòa xét xử vụ án luận tội ông Yoon Suk-yeol đang bị giam giữ vào ngày 21/1 lúc 14:00. Vào khoảng 13:11 trước phiên tòa, ông được xe của Bộ Tư pháp hộ tống đến tòa án, đi thẳng vào tòa nhà thông qua bãi đậu xe ngầm – hoạt động này không được tiết lộ trước cho giới truyền thông.
Theo video của truyền thông Hàn Quốc, ông Yoon mặc một bộ đồ vest và đeo cà vạt đỏ.
Trong cuộc tranh luận kéo dài khoảng 1:43 phút, liên quan đến việc ông Yoon bị cáo buộc chỉ đạo bắt giữ các nhân vật chính trị và pháp lý, luật sư của ông phủ nhận và cho hay Tổng thống chưa bao giờ chỉ đạo việc đó khi tuyên bố thực hiện thiết quân luật, không có chuyện chỉ đạo bắt giam lãnh đạo đảng cầm quyền lúc bấy giờ là ông Han Dong-hoon và Chủ tịch Quốc hội Woo Won-shik, và không ra lệnh giết ông Woo Won-shik. Cáo buộc của Quốc hội về vấn đề này là không đúng.
Một lượng lớn những người ủng hộ ông Yoon đã tập trung bên ngoài Tòa án Hiến pháp, giơ cao biểu ngữ “luận tội không hợp lệ” để bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống. Ở khu phố đối diện tòa án, khoảng 4000 người đã tham gia cuộc biểu tình của phe bảo thủ ủng hộ Yoon.
Sau khi phiên tòa kết thúc, ông Yoon Suk-yeol ở lại tòa án khoảng một giờ rồi mới trở về trại giam Seoul.
Tổng thống Yoon Suk-yeol tuyên bố thiết quân luật vào ngày 3/12 năm ngoái, bị Quốc hội Hàn Quốc luận tội và đình chỉ nhiệm vụ vào ngày 14/12, và vụ án luận tội được gửi đến Tòa án Hiến pháp để xét xử. Theo quy định, Tòa án Hiến pháp trong vòng 180 ngày phải phán quyết, nếu luận tội thành công thì trong vòng 60 ngày phải tổ chức lại cuộc bầu cử tổng thống. Phiên tòa xét xử vụ án luận tội của Tòa án Hiến pháp đã chính thức được khởi động từ ngày 27/12 năm ngoái, phiên tòa đầu tiên được tổ chức vào ngày 14/1 kết thúc cuộc tranh luận chỉ trong 4 phút mà không có sự tham dự của ông Yoon Suk-yeol, phiên tòa thứ hai được tổ chức vào chiều ngày 16/1. Ba phiên tòa còn lại được tổ chức vào ngày 21/1, 23/1, và ngày 4/2. Truyền thông Hàn Quốc từng dự tính sẽ tuyên án trước ngày 18/4.
Phe đối lập cũng cáo buộc ông Yoon phạm các tội nghiêm trọng như gây nội loạn, lạm quyền và cản trở việc thực thi quyền lực, Văn phòng Điều tra Hình sự đối với các quan chức nhà nước cấp cao của Hàn Quốc (Văn phòng Điều tra Công vụ) đã 2 lần yêu cầu Tòa án quận phía tây Seoul ban hành lệnh bắt giữ ông Yoon Suk-yeol. Ông Yoon bị Văn phòng Điều tra Công vụ bắt giữ lúc 10:33 sáng ngày 15/1, trở thành tổng thống đương nhiệm đầu tiên bị bắt trong lịch sử nền dân chủ Hàn Quốc. Khi thời hạn giam giữ 48 giờ hết hạn vào tối ngày 17/1, Văn phòng Điều tra Công vụ đã yêu cầu tòa án giam giữ. Sáng ngày 19/1, Tòa án quận phía tây Seoul đã phán quyết giam giữ với lý do liên quan đến tội nổi loạn và lạm dụng quyền lực.
Truyền thông Hàn Quốc Sky Daily đưa tin, theo nguồn tin tình báo quân đội Mỹ hôm 16/1 tiết lộ, vào ngày thiết quân luật khẩn cấp Hàn Quốc 3/12 năm ngoái là lúc quân đội thiết quân luật Hàn Quốc và quân đội Mỹ đã cùng nhau đột kích vào viện đào tạo bầu cử, bắt giữ 99 nghi phạm quốc tịch Trung Quốc bị tình nghi can thiệp bầu cử và giao họ cho quân đội Mỹ. Hiện nay 99 điệp viên Trung Quốc này đã được gửi đến căn cứ quân sự của Mỹ ở Okinawa – Nhật Bản, quá trình thẩm vấn của quân đội Mỹ cho thấy những người này đều thú nhận tội can thiệp bầu cử.
Hành động chung Hàn-Mỹ này do Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) dẫn đầu. Giám đốc DIA có nhiệm kỳ cố định, cần phải được Thượng viện Liên bang phê duyệt, Nhà Trắng không có quyền tự ý sa thải. Được biết từ sau bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm ngoái thì DIA đã tích cực hợp tác với Tổng thống đắc cử Trump.
Gần đây, nguồn tin tình báo Mỹ lại xác nhận với phóng viên, sau khi ông Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ sẽ lập tức áp dụng biện pháp trừng phạt cụ thể đối với Trung Quốc.
Theo truyền thông Hàn Quốc, ông Yoon Suk-yeol và ông Trump đã hợp tác chặt chẽ để lên án các tập đoàn quốc tế thao túng bầu cử. Đặc biệt, ông Trump đã gửi một đặc phái viên để thông báo cho ông Yoon về việc quân đội Mỹ thẩm vấn các điệp viên Trung Quốc bị bắt ở Hàn Quốc.
Sau khi nhận được tin tức liên quan do nhóm của ông Trump chuyển tiếp, vào ngày 15/1 ông Yoon Suk-yeol đã có bài phát biểu trước dinh thự của tổng thống ở Hannan-dong – Yongsan – Seoul, cho biết không tán thành điều tra của Văn phòng Điều tra Công vụ, nhưng ông không muốn để tổn hại người dân. Sau đó ông chủ động yêu cầu nhân viên an ninh rút lui và đích thân đến văn phòng để tham gia điều tra.
Ông Yoon từng gián tiếp cho hay, trong vấn đề gây thao túng ảnh hưởng bầu cử cần có hợp tác của các lực lượng chính trị quốc tế để giải quyết.
Chiến tranh hỗn hợp của của chủ nghĩa cộng sản ngày nay thường bao gồm các phương tiện quân sự phi truyền thống như chiến tranh điện tử, chiến tranh tâm lý, chiến tranh mạng, nhằm mục đích ảnh hưởng đến quyết định và hành động của địch thủ.
Dương Thiên Tư, Vision Times
Ngày 21/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định 202/QĐ-TTg phê duyệt đồ…
Cục Quản lý Nhà tù Liên bang cho biết 211 người đã được thả khỏi…
Xảy ra cãi vã trong quá trình giao hàng, nam shipper Trần Thành (SN 1994,…
Bộ Nội vụ đề xuất cấp tỉnh loại 1 được tăng thêm không quá 10…
Sau đại dịch COVID-19, HMPV, hiện đang lây lan ở Trung Quốc, đã thu hút…
Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ bổ nhiệm ông Sean Curran, người đứng đầu…