Thế Giới

Những điểm chính trong học thuyết hạt nhân mới của Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức đặt bút ký phê chuẩn một học thuyết hạt nhân quốc gia mới, quy định các tình huống mà Moskva được phép triển khai kho vũ khí hạt nhân của mình. 

Nguy cơ Nga sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine (Ảnh: Hamara/ Shutterstock)

Dưới đây là những điểm chính, được công bố trên website chính thức của Điện Kremlin:

1. Chính sách quốc gia về răn đe hạt nhân mang tính chất phòng thủ, nhằm duy trì sức mạnh của lực lượng hạt nhân ở mức độ vừa đủ để răn đe hạt nhân, bảo đảm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, đồng thời ngăn chặn bất kỳ ý đồ xâm lược nào nhắm vào Nga và/hoặc các đồng minh của Nga.

Trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự, chính sách này nhằm ngăn chặn các động thái quân sự leo thang và chấm dứt xung đột theo những điều kiện phù hợp với lợi ích của Liên bang Nga và/hoặc các đồng minh.

2. Liên bang Nga coi vũ khí hạt nhân là phương tiện để răn đe, việc sử dụng chúng chỉ là biện pháp cực đoan và trong những tình huống bắt buộc. Liên bang Nga sẽ thực hiện mọi nỗ lực cần thiết để giảm thiểu nguy cơ hạt nhân và ngăn chặn căng thẳng gia tăng giữa các quốc gia, có thể dẫn đến xung đột quân sự, kể cả xung đột hạt nhân.

3. Liên bang Nga bảo đảm khả năng răn đe hạt nhân trước một đối thủ tiềm tàng, được hiểu là bất kỳ quốc gia riêng lẻ hoặc liên minh quân sự (khối, liên minh) nào xem Liên bang Nga là đối thủ tiềm tàng và sở hữu vũ khí hạt nhân và/hoặc các vũ khí hủy diệt hàng loạt khác hoặc lực lượng vũ trang thông thường với sức mạnh tác chiến đáng kể. 

Chính sách răn đe hạt nhân cũng được áp dụng đối với bất kỳ quốc gia nào cho phép sử dụng lãnh thổ, không phận, và/hoặc hải phận dưới sự kiểm soát của họ cũng như tài nguyên để chuẩn bị và tiến hành một cuộc xâm lược chống lại Liên bang Nga.

4. Chỉ cần một động thái xâm lược của bất kỳ quốc gia riêng lẻ nào thuộc một liên minh quân sự (khối, liên minh) nhắm vào Liên bang Nga và/hoặc các đồng minh sẽ bị xem như là động thái gây chiến với toàn bộ liên minh (khối, liên minh).

5. Chỉ cần một động thái xâm lược chống lại Liên bang Nga và/hoặc các đồng minh từ bất kỳ quốc gia phi hạt nhân nào với sự tham gia hoặc hỗ trợ của một quốc gia hạt nhân sẽ bị coi là một cuộc tấn công chung của họ. 

6. Liên bang Nga có quyền sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả các cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân và/hoặc các vũ khí hủy diệt hàng loạt khác chống lại Nga và/hoặc các đồng minh. 

Quyền sử dụng vũ khí hạt nhân cũng áp dụng trong trường hợp xảy ra xâm lược chống lại Liên bang Nga và/hoặc Cộng hòa Belarus – là thành viên của Nhà nước Liên minh – bằng vũ khí thông thường, nếu động thái xâm lược đó đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền và/hoặc toàn vẹn lãnh thổ của họ.

7. Quyết định liệu Nga có khai hỏa vũ khí hạt nhân hay không thuộc thẩm quyền của Tổng thống Liên bang Nga. 

Thiên Vân

Thiên Vân

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Thiên Vân

Recent Posts

2 quyết tâm đơn giản cho một năm 2025 tuyệt vời

Vào năm 2025, hãy đưa ra cam kết chăm sóc bản thân. Hãy đảm bảo…

5 giờ ago

Làm thế nào để có thể ăn uống vui vẻ và lành mạnh trong dịp Tết?

Năm Ất Tỵ 2025 đang đến gần, người Việt lại tất bật chuẩn bị cho…

5 giờ ago

Tập tục của cổ nhân: Đêm giao thừa có năm thứ không để thiếu

Đêm giao thừa là ngày cuối cùng trong năm âm lịch, là thời điểm quan…

9 giờ ago

Giữa ban ngày đốt đuốc, Tìm một tấm lòng nhân

Câu chuyện của tôi hôm nay là về một nền văn hóa đẹp đã mất,…

11 giờ ago

Một số tập tục vào đêm giao thừa của người xưa

Đêm giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, là…

13 giờ ago

Tổng thống Nga Putin sẵn sàng gặp gỡ Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng gặp gỡ chính trị gia đồng cấp Hoa…

13 giờ ago