Ông Biden công bố kế hoạch tài trợ vắc-xin toàn cầu, cạnh tranh với Trung Quốc và Nga

Hôm 17/5, ông Biden đã đưa ra kế hoạch phân phối khoảng 80 triệu liều vắc-xin COVID-19 trên toàn thế giới như một phần trong nỗ lực cạnh tranh với Trung Quốc và Nga, tự hào rằng số lượng phân phối ra nước ngoài của Mỹ đã vượt quá những gì hai nước đối thủ đóng góp.

Đây là lần đầu tiên những mũi tiêm được sản xuất tại Hoa Kỳ và cấp phép sử dụng nội địa được xuất khẩu ra bên ngoài, khi nguồn cung trong nước đang bắt đầu vượt quá nhu cầu. Tại Mỹ, khoảng 60% người lớn đã được tiêm ít nhất một mũi, tính đến hôm 17/5.

“Có rất nhiều dư luận về việc Nga và Trung Quốc tìm cách tạo ảnh hưởng trên thế giới bằng vắc-xin”, ông Biden nói trong một bài phát biểu từ Nhà Trắng. “Chúng tôi muốn dẫn đầu thế giới bằng các giá trị của mình. Cũng giống như trong Thế chiến thứ hai, Mỹ là kho vũ khí của nền dân chủ, trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19, quốc gia của chúng ta sẽ trở thành kho chứa vắc-xin cho phần còn lại của thế giới”.

Biden cam kết gửi 20 triệu liều vắc-xin Pfizer, Moderna Johnson & Johnson đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt. Ngoài ra, 60 triệu liều do AstraZeneca sản xuất dự kiến ​​sẽ được vận chuyển sau khi nó được cơ quan quản lý Hoa Kỳ chấp thuận.

“Đây sẽ là số lượng vắc-xin nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào đã thực sự chia sẻ cho đến nay, gấp 5 lần so với bất kỳ quốc gia nào khác, nhiều hơn cả Nga và Trung Quốc”, ông Biden nói.

Ông nói thêm rằng “chúng tôi sẽ không sử dụng vắc-xin của mình nhằm giành được sự ủng hộ từ các quốc gia khác”, nhắc lại một luận điểm mà nhiều người trong chính quyền của ông, bao gồm cả Ngoại trưởng Antony Blinken, đã sử dụng khi họ cảnh báo các quốc gia khác đã nhận viện trợ từ Trung Quốc đều đi kèm thêm các điều kiện khác.

Theo Bridge Consulting có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã viện trợ tổng cộng 17,4 triệu liều vắc-xin Sinopharm và Sinovac cho các quốc gia khác. Ngoài ra, đã có 651 triệu liều vắc-xin của hai công ty Trung Quốc được bán ở nước ngoài cho đến nay.

Biden trước đó cho biết ông sẽ chỉ chia sẻ vắc-xin Mỹ khi nước này có đủ nguồn cung để đáp ứng nhu cầu nội địa.

Lỗi sản xuất tại một nhà máy ở Baltimore đã dẫn đến một lô thuốc tiêm của Johnson & Johnson bị nhiễm độc và làm chậm quá trình sản xuất vắc-xin. Do đó, Mỹ đã phụ thuộc gần như hoàn toàn vào các mũi tiêm của Pfizer và Moderna.

Biden đã khởi động cái mà ông gọi là “giai đoạn mới” trong nỗ lực chống đại dịch của mình, hiện tại là tìm cách thuyết phục những người Mỹ do dự đi tiêm phòng.

Tốc độ tiêm chủng đã giảm hơn một phần ba so với một tháng trước và hiện đang dao động ở mức khoảng 2 triệu liều mỗi ngày.

Xuất khẩu vắc-xin là một vấn đề hóc búa đối với Biden, người đã cố gắng chứng tỏ vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ ở nước ngoài, đồng thời vay mượn nhiều xu hướng “Nước Mỹ trên hết” của người tiền nhiệm Donald Trump, trong việc đối phó với đại dịch của mình.

Trong khi Liên minh châu Âu và Ấn Độ kết hợp cả xuất khẩu vắc-xin với phân bổ trong nước, Mỹ đã chặn việc xuất khẩu sớm và dồn sức đáp ứng nhu cầu trong nước trước tiên. 

Cả ông Trump và Biden đều đã sử dụng quyền lực thời chiến để ưu tiên các đơn đặt hàng từ các nhà máy ở Hoa Kỳ. Các đơn đặt hàng cũng bao gồm điều khoản hạn chế khả năng của chính phủ trong việc chia sẻ vắc-xin ra nước ngoài.

Hôm 17/5, ông Biden cũng thông báo rằng ông đề cử Jeff Zient, người từng là điều phối viên ứng phó với COVID-19 của Nhà Trắng, phụ trách nỗ lực đánh bại đại dịch trên toàn cầu. Ông Zient sẽ làm việc với Hội đồng An ninh Quốc gia và các cơ quan khác để chỉ đạo các hoạt động ở nước ngoài. Ông Gayle Smith thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, người dẫn đầu nỗ lực phản ứng của Mỹ đối với cuộc khủng hoảng Ebola dưới thời cựu tổng thống Barack Obama, cũng sẽ làm việc với ông Zient.

Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ cho biết nhóm sẽ làm việc với chương trình Covax do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bảo trợ để cung cấp những liều vắc-xin. 

Hôm 17/5, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nói rằng các liều thuốc “để giúp các quốc gia chống chọi với đại dịch”, mà không nêu cụ thể những quốc gia nào sẽ được nhận. 

Psaki cho biết: “Tất nhiên, chúng tôi đang chờ đợi AstraZeneca trải qua quá trình phê duyệt của FDA, nhưng tổng cộng chúng tôi sẽ đưa 80 triệu liều ra thế giới vào cuối tháng 6.”

Chính quyền Biden đã nhận được hơn bốn chục yêu cầu tài trợ vắc xin từ các quốc gia trên thế giới, theo Politico.

Mexico và Canada đã nhận được các liều vắc-xin từ kho dự trữ AstraZeneca của Hoa Kỳ, và Pfizer đã bắt đầu vận chuyển vắc-xin đến các quốc gia bao gồm Mexico, Canada và Uruguay, nằm ngoài kế hoạch chia sẻ của chính quyền Biden.

Theo Bộ Y tế Việt Nam, nước này đã đàm phán để có được tổng cộng 38,9 triệu liều vắc-xin từ chương trình COVAX. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang đàm phán để mua tổng cộng 30 triệu liều từ AstraZeneca, 31 triệu liều từ Pfizer/BioNTech.

Xuân Lan (t/h)

Xem thêm:

Xuân Lan

Published by
Xuân Lan

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

4 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

4 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

7 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

8 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

8 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

11 giờ ago