Khi cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đến thăm Đại học Hồ Nam vào ngày 2/4, ông nói rằng bất kể ở Đài Loan hay Trung Quốc Đại Lục, tất cả đều thuộc về một Trung Quốc trong Hiến pháp của Trung Hoa Dân Quốc. Đáp lại điều này, Ủy ban Vấn đề Đại Lục của Đài Loan cho biết, “chúng tôi bày tỏ sự đáng tiếc sâu sắc” trước những ngôn luận của ông Mã.
Theo báo cáo của United Daily News (Liên Hợp Báo) tại Đài Loan, cựu Tổng thống Mã Anh Cửu đã tham gia một hội nghị chuyên đề với các giáo viên và sinh viên tại Đại học Hồ Nam vào ngày 2/4, và vào cuối hội nghị, ông đã đặc biệt bổ sung thuyết minh về mối quan hệ giữa 2 bờ eo biển (Đài Loan và Đại Lục). Ông nói rằng: “‘Quốc gia chúng ta’ đã sửa đổi hiến pháp, định nghĩa phân 2 khu vực, một khu vực được gọi là khu vực Đài Loan và khu vực kia được gọi là Đại Lục, đều là Trung Hoa Dân Quốc của chúng ra, đều là Trung Quốc, chỉ là [được phân chia làm] 2 bộ phận.”
Ông nói: “Điều 2 của ‘Quy định về quan hệ giữa người dân 2 bờ eo biển’ định nghĩa thế nào gọi là khu vực Đài Loan, thế nào gọi là khu vực Đại Lục. Khu vực Đài Loan đề cập đến Đài Loan, Bành Hồ và Kim Mã; khu vực Đại Lục đề cập đến đến các lãnh thổ khác ngoài Đài Loan, Bành Hồ và Kim Mã.”
“Vì vậy, dù ở Đài Loan hay Đại Lục, thì cũng đều thuộc về một Trung Quốc trong hiến pháp. Chúng tôi là khu vực Đài Loan, còn các bạn là khu vực Đại Lục.” Ông Mã Anh Cửu nói: “Tôi biết rằng lời mở đầu của hiến pháp năm 1983 của Đại Lục cũng tuyên bố rằng ‘Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc’, cho nên sự thực này rất rõ ràng.”
Ông Mã Anh Cửu cũng đề cập rằng điều rất quan trọng là cả hai bên eo biển đều có chung ngôn ngữ và chủng tộc, và cả hai bên đều kiên trì lập trường một Trung Quốc, điều này rất quan trọng. Mặc dù bây giờ phân chia 2 bờ eo biển, cả hai bên đều có chế độ và chính sách riêng, nhưng hy vọng mọi người có thể nỗ lực để giảm thiểu sự ngăn cách không cần thiết, và hai bên có thể giao tiếp chân thành.
Truyền thông Đại Lục không đưa tin về những ngôn luận nói trên của ông Mã Anh Cửu, nhưng chúng đã làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi ở Đài Loan. Ông Lâm Gia Hưng (Alfred W. Lin), Phó chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Quốc dân đảng, đã đăng trên Facebook rằng ông Mã Anh Cửu là người đầu tiên công khai tại Đại Lục nói rằng phạm vi chủ quyền lãnh thổ của Trung Hoa Dân Quốc bao gồm Đại Lục và Đài Loan, Đại Lục là một bộ phận của Trung Hoa Dân Quốc.
Trên Twitter ở nước ngoài, nhiều cư dân mạng bày tỏ khen ngợi trước những ngôn luận của ông Mã Anh Cửu. Một số người nói: “Thật hiếm khi nói lời nói cứng rắn”; “Chuyến đi của ông Mã Anh Cửu đến Đại Lục, thể hiện xuất sắc nhất ở đó.”
Cũng có người nói: “Đồng ý khôi phục Đại Lục và khôi phục Trung Hoa Dân Quốc.”
Tờ Thời báo Tự do (Liberty Times) tại Đài Loan đưa tin, ông Ngô Sắt Chí (Wu Se-chih), một nhà nghiên cứu tại Hiệp hội chính sách xuyên eo biển, cho biết trong một cuộc phỏng vấn, rằng ông Mã Anh Cửu đã sử dụng hiến pháp 2 bờ eo biển để giải quyết vấn đề một Trung Quốc, dùng thân phận tổng thống đã giải nhiệm để giải thích, điều này “rất không phù hợp”. Mặc dù ông Mã cho rằng theo Hiến pháp của Trung Hoa Dân Quốc, hai bờ eo biển là thuộc trạng thái phân chia cai trị, với khu vực Đại Lục và khu vực Đài Loan, đều thuộc một Trung Quốc. Nhưng điều này khác với tình hình quốc tế và thực tế chủ quyền của Trung Hoa Dân Quốc, ông Mã Anh Cửu không hề yêu cầu ĐCSTQ công nhận Trung Hoa Dân Quốc.
Ông Ngô cho rằng chuyến đi của ông Mã Anh Cửu bị nghi ngờ là hô ứng với chủ trương “Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc” trong hiến pháp của ĐCSTQ. Điều này hoàn toàn không phù hợp với tầm cao mà tổng thống mãn nhiệm nên có.
Ủy ban Vấn đề Đại Lục của Đài Loan hồi đáp về phát ngôn của ông Mã rằng Hiến pháp Trung Quốc quy định rằng “Đài Loan là một phần lãnh thổ của ĐCSTQ”, nhưng ở Đại Lục, ông Mã Anh Cửu cũng so sánh nó với Hiến pháp của Trung Hoa Dân Quốc, giải thích rằng cả hai bên eo biển đều kiên trì nguyên tắc một Trung Quốc. Nguyên tắc này không chỉ hạ thấp Đài Loan, mà còn đi chệch hướng nghiêm trọng trong việc Đài Loan chưa bao giờ thuộc về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, làm tổn hại đến chủ quyền và tôn nghiêm quốc gia.
Ủy ban này cho rằng việc ông Mã Anh Cửu hát và hô ứng “nguyên tắc một Trung Quốc” trong nỗ lực thôn tính Đài Loan của ĐCSTQ, là đi ngược lại nhận thức của người dân Đài Loan, “chúng tôi bày tỏ sự đáng tiếc sâu sắc”.
Ủy ban này cũng nhấn mạnh rằng việc Trung Hoa Dân Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không liên kết với nhau là hiện trạng ở eo biển Đài Loan, và đó cũng là sự đồng thuận giữa chính phủ và phe đối lập của Chính phủ Đài Loan. Đồng thời ủy ban cũng kêu gọi nguyên thủ quốc gia mãn nhiệm đến Đại Lục để giao lưu thì nên bảo vệ tôn nghiêm của đất nước và lợi ích tốt nhất của Đài Loan, điều này phù hợp với kỳ vọng của xã hội.
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…