Chiều ngày 3/12, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo đã gặp đại diện của một số đoàn thể bị ĐCSTQ đàn áp nghiêm trọng tại Bộ Ngoại giao. Đây là lần đầu tiên Ngoại trưởng gặp gỡ đại diện của một số nhóm bị bức hại cùng một lúc. Ông Robert Destro, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, và ông Dư Mậu Xuân thuộc Văn phòng Chính sách Bộ Ngoại giao cũng tham dự cuộc họp.
Lời kêu gọi của cuộc họp này đã được đưa ra bởi “Ủy ban ứng phó với cuộc khủng hoảng hiện tại của ĐCSTQ” (viết tắt là CPDC). Dự án “Liên minh các dân tộc bị nô lệ” trực thuộc CPDC dốc sức đoàn kết thành viên của các đoàn thể và chủng tộc khác nhau bị Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp, cùng nhau chống lại cuộc bức hại của ĐCSTQ.
Các đại diện tham dự cuộc họp gồm ông Tenzin Sampho (Ủy ban Hoa Kỳ-Tây Tạng); đại diện của người Tây Tạng bị chế độ chuyên quyền của ĐCSTQ đàn áp, bà Kalbinur Gheni, đại diện của Tân Cương; ông Sugariab Hotala và ông Enghebatu Togochog, đại diện của miền Nam Mông Cổ (Trung tâm Thông tin và Nhân quyền miền Nam Mông Cổ, SMHRIC); đại diện Pháp Luân Công, ông Lâm Hiểu Húc; đại diện người Hồng Kông, bà Joyce Mag Ho (người khởi xướng dự án Mặt nạ đen hỗ trợ người Hồng Kông), ông Se Hong Kim (trưởng dự án Captive Nations), bà Dede Laugesen (thư ký điều hành của CPDC); và đại diện của Kazakhstan, ông Gani Stambekov (Hiệp hội Kazakhstan tự do). Kazakhstan, đất nước mà tài nguyên tại địa phương bị tước đoạt, giới chính trị cũng hủ bại vì kế hoạch “Một vành đai, một con đường” của ĐCSTQ.
Mỗi người đều kể lại với Ngoại trưởng Pompeo và Trợ lý Bộ trưởng Nhân quyền Destro, về việc ĐCSTQ đàn áp người dân thuộc nhiều khu vực, sắc tộc và nhóm tín ngưỡng khác nhau.
Sau cuộc họp, ông Destro và ông Dư Mậu Xuân đã trao đổi thêm với đại diện của các đoàn thể khác nhau, giải thích những thay đổi cơ bản hiện nay trong chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ đối với ĐCSTQ, gồm cả bài phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ nhằm phân biệt ĐCSTQ với người dân Trung Quốc. Đây đều là những đột phá lịch sử trọng đại.
Ông Frank Gaffney, chủ tịch điều hành của “Ủy ban ứng phó với cuộc khủng hoảng hiện tại của ĐCSTQ”, đã tuyên bố rằng “các dân tộc bị nô lệ”, bao gồm cả những dân tộc đã và đang dần bị ĐCSTQ bắt làm nô lệ, về cơ bản là để thông qua kế hoạch “Một vành đai, một con đường”, mở rộng từ Trung Quốc sang các khu vực khác.
Ông Kim Thế Huấn, điều phối viên của dự án “Liên minh các dân tộc nô lệ”, nói rằng, mục đích chính là cho thế giới thấy rõ mối đe dọa của ĐCSTQ và tại sao cuối cùng ĐCSTQ lại ảnh hưởng đến tất cả chúng ta.
Đại diện của các đoàn thể Hồng Kông cảm ơn Ngoại trưởng Pompeo đã hỗ trợ người dân Hồng Kông bảo vệ quyền tự do, dân chủ của họ. Đồng thời nói về các vụ kết án gần đây với 3 người nhóm Hoàng Chi Phong, cựu tổng thư ký đảng dân chủ Demosistō. Bà Hà Tại Tư (Joyce Ho), một thành viên của tổ chức dân chủ “NY4HK” ở New York, cho biết: “Tôi đã nói chuyện với ông ấy về điều này. Ông ấy đã nói với chúng tôi rằng, vụ việc bắt giữ họ là một lời cảnh tỉnh đối với Hoa Kỳ, cho thấy rằng Hoa Kỳ cần phải tiếp tục đấu tranh cho Hồng Kông.”
Các đại diện cũng đưa ra các khuyến nghị chính sách của mình lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Ông Frank Gaffney nói rằng các đại diện tại cuộc họp đã đề xuất với Ngoại trưởng rằng, ĐCSTQ nên được công nhận là một Tổ chức tội phạm xuyên quốc gia. Ông nói: “Chúng tôi nghĩ rằng, điều này nên được thực hiện từ lâu và chính phủ Hoa Kỳ nên thông qua đề xuất này ngay bây giờ”.
Các đại diện tại cuộc họp cảm ơn Ngoại trưởng Pompeo đã tiếp tục lên tiếng trên trường quốc tế, lên án ĐCSTQ đã chà đạp lên nhân quyền của người dân ở tất cả dân tộc và đàn áp quyền tự do tín ngưỡng.
Ông Lâm Hiểu Húc, học viên Pháp Luân Công nói: “Hôm nay tôi có cơ hội bày tỏ lòng biết ơn trực tiếp tới Ngoại trưởng Pompeo. Bởi ngày 20/7 năm nay, ông ấy là Ngoại trưởng Hoa Kỳ đầu tiên chính thức tuyên bố, lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công trong suốt hơn hai thập kỷ vừa qua. Ngoài ra, ông ấy cũng đề cập đến vấn đề thu hoạch nội tạng sống. Ông ấy cũng rất coi trọng vấn đề này. Ông Destro, Trợ lý Ngoại trưởng, cũng đang giải quyết vấn đề này. Có thể họ sẽ sớm có thêm thông tin chấn động.”
Ông Lâm Hiểu Húc cũng tặng ông Pompeo một bông hoa sen do chính các học viên Pháp Luân Công làm, cảm ơn ông ấy đã tiếp tục lên tiếng ủng hộ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại lục đang bị bức hại bởi ĐCSTQ.
Ngày 20/7 năm nay, Ngoại trưởng Pompeo đã ra tuyên bố, yêu cầu ĐCSTQ ngay lập tức chấm dứt hành vi ngược đãi các học viên Pháp Luân Công. Cuộc bức hại kéo dài 21 năm đối với các học viên Pháp Luân Công đã quá dài và cần phải kết thúc. Phiên bản tiếng Trung của bản tuyên bố cũng được đăng trên trang web của đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc.
Ngày 26/10, trang web của Đại sứ quán và Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc đã công bố phiên bản tiếng Trung bản Báo cáo Nhân quyền Trung Quốc năm 2019. Báo cáo thường niên này đã nhiều lần đề cập đến việc các học viên Pháp Luân Công và luật sư bào chữa cho họ bị ĐCSTQ bức hại. Báo cáo cho biết: “Một số nhà hoạt động và các đoàn thể tiếp tục cáo buộc chính phủ cưỡng bức thu hoạch nội tạng sống từ các tù nhân lương tâm, đặc biệt là các thành viên của Pháp Luân Công.”
Ngày 10/11, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã có bài phát biểu tại Viện Ronald Reagan. Ông gọi ĐCSTQ là “con quái vật của chủ nghĩa Mác-Lê-nin”, là mối đe dọa chính đối với thế giới tự do. Ông hy vọng có thể giúp người dân Trung Quốc lật đổ bức tường lửa Internet, để người dân Trung Quốc quyết định tương lai của Trung Quốc mà không bị ảnh hưởng bởi ĐCSTQ.
Ông Pompeo nói: “Người dân Trung Quốc cuối cùng sẽ quyết định tương lai của Trung Quốc, cũng giống như người dân Liên Xô cuối cùng cũng quyết định tiến trình lịch sử của đất nước này. Vì vậy, việc cơ bản của chúng tôi là, đảm bảo rằng người dân Trung Quốc có quyền truy cập thông tin, dữ liệu và tất cả những gì họ cần được thấy”. Ông Pompeo nói trong một bài phát biểu tại Viện Reagan vào ngày 10/11 rằng “Chúng tôi đã tiết lộ ĐCSTQ là gì: ĐCSTQ là một chế độ độc tài man rợ, đi ngược lại phẩm giá và tự do của con người.”
Ngày 17/11, Văn phòng Hoạch định Chính sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phát hành một báo cáo nghiên cứu dài 74 trang về ĐCSTQ, tóm tắt các hành động khác nhau của ĐCSTQ chống lại Hoa Kỳ và thế giới, đồng thời đưa ra 10 khuyến nghị chính sách nhằm đối phó với thách thức đến từ ĐCSTQ.
Báo cáo nghiên cứu có tựa đề “Các yếu tố về thách thức của Trung Quốc” nêu rõ, Hoa Kỳ và các quốc gia khác trên thế giới dần nhận ra rằng ĐCSTQ đã kích hoạt một kỷ nguyên cạnh tranh mới giữa các cường quốc. Tuy nhiên, ít người có thể nhìn thấy mô hình xâm lược của ĐCSTQ trên khắp thế giới, chưa nói đến hình thức thống trị cụ thể mà ĐCSTQ theo đuổi.
Theo báo cáo, ĐCSTQ không chỉ tập trung vào việc giành vị trí thống trị trong trật tự thế giới, mà còn nỗ lực thay đổi cơ bản trật tự thế giới, nhằm thực hiện tham vọng bá chủ toàn cầu của mình. Đối mặt với những thách thức của ĐCSTQ, Hoa Kỳ phải bảo vệ tự do.
Ngày 3/12, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xác nhận rằng, họ đã áp đặt các hạn chế mới đối với thị thực du lịch của các đảng viên ĐCSTQ đến Hoa Kỳ. Các quy định mới giảm thị thực không di dân (B1 / B2) cho các thành viên ĐCSTQ và người thân trong gia đình của họ từ 10 năm xuống còn 1 tháng.
Theo Diệc Bình, Epoch Times
Xem thêm:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…