Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 5/4 đã nói một cách không kiêng nể với các tân Đại sứ của Hoa Kỳ và EU rằng đất nước của họ phải chịu trách nhiệm về mối quan hệ đang xuống cấp một cách nghiêm trọng giữa các bên kể từ khi Nga đưa quân vào Ukraine.
(Các tân Đại sứ đang chờ để trình thư ủy nhiệm ngoại giao cho ông Putin/Ảnh: Getty Images)
Hai quan chức bị chỉ trích nằm trong số 17 người đang chính thức trình thư ủy nhiệm ngoại giao cho ông Putin tại một buổi lễ được truyền hình trực tiếp ở Điện Kremlin.
Tổng thống Nga Putin nói với tân Đại sứ Hoa Kỳ Lynne Tracy rằng việc Hoa Kỳ ủng hộ cuộc cách mạng ở Ukraine năm 2014 đã dẫn đến tình hình xung đột hiện tại giữa Nga và Ukraine.
Ông Putin cho rằng các mối quan hệ đang rơi vào “một cuộc khủng hoảng sâu sắc”, điều này “dựa trên những cách tiếp cận khác nhau về cơ bản đối với việc hình thành trật tự thế giới hiện đại”.
“Thưa bà Đại sứ, tôi biết bà có thể không đồng ý, nhưng tôi không thể không nói rằng việc Hoa Kỳ sử dụng … các công cụ như hỗ trợ cho cái gọi là ‘những cuộc cách mạng màu’ (colour revolutions), hỗ trợ về mặt này cho cuộc đảo chính ở Kyiv vào năm 2014, cuối cùng đã dẫn đến cuộc khủng hoảng Ukraine ngày hôm nay”, trích lời ông Putin.
Cuộc nổi dậy ở thủ đô Kyiv đã khiến một tổng thống thân Nga của Urkaine bị lật đổ vào năm 2014. Nga đã đáp trả cuộc nổi dậy này bằng cách chiếm bán đảo Crimea từ tay Ukraine và ‘chống lưng’ cho một phong trào ly khai có vũ trang nhằm kiểm soát lãnh thổ ở miền đông Ukraine.
Ông Putin cũng đưa ra luận điệu tương tự với tân Đại sứ EU Roland Galharague, người đã đảm nhận vị trí này vào tháng Chín. Ông Putin cáo buộc rằng “Liên minh châu Âu đã khởi xướng một cuộc đối đầu địa chính trị với Nga”.
Ông Putin cũng kêu gọi Đan Mạch ủng hộ đề xuất của Nga nhằm thành lập một Ủy ban quốc tế độc lập để điều tra vụ nổ làm vỡ đường ống Nord Stream vốn dẫn khí đốt từ Nga đến Đức vào tháng Chín năm ngoái.
Trong bài phát biểu tại lễ khai mạc, Tổng thống Putin khẳng định Nga sẵn sàng hợp tác mang tính xây dựng với mọi quốc gia và sẽ không tự cô lập bản thân cho dù tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp.
Mối quan hệ giữa Nga và phương Tây vốn đã rất căng thẳng trước khi nước này bắt đầu cái mà họ gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, và kể từ đó mối quan hệ này thậm chí còn xuống cấp hơn nữa.
Nga giải thích rằng họ buộc phải can thiệp vào Ukraine để ngăn chặn sự can thiệp của phương Tây, vốn đang trở thành mối đe dọa đối với an ninh của Nga.
Phương Tây và Kyiv coi đây là cái cớ vô căn cứ cho một cuộc chiến tranh xâm lược. Do đó phương Tây đã áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga và bắt đầu cung cấp cho Ukraine những vũ khí tiên tiến và các nguồn lực khác để chống lại các lực lượng Nga.
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…