Ông Tập thúc giục các nhà lãnh đạo G20 công nhận vắc-xin của Trung Quốc

Trong một bài phát biểu trực tuyến tại hội nghị thượng đỉnh của Nhóm G20 ở thủ đô Rome của Ý, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã thúc giục các nhà lãnh đạo thế giới chấp nhận vắc-xin COVID-19 do Trung Quốc sản xuất, đồng thời phàn nàn về cuộc điều tra nguồn gốc virus corona của phương Tây.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Nguồn:
Naresh777 / Shutterstock)

Trong bài phát biểu hôm 30/10 qua video, ông Tập đã ca ngợi khả năng cung cấp vắc-xin của Trung quốc khi đề cập 1,6 tỷ liều vắc-xin do nước này sản xuất đã được phân phối khắp thế giới.  Đồng thời ông còn tiết lộ, Bắc Kinh đang hợp tác với 16 quốc gia để cùng sản xuất vắc-xin COVID-19.

Ông kêu gọi các quốc gia “đối xử bình đẳng đối với các loại vắc-xin khác nhau và thúc đẩy sự công nhận lẫn nhau về vắc-xin” dựa trên danh sách các loại vắc-xin được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt sử dụng khẩn cấp, trong đó có hai loại vắc-xin do Trung Quốc phát triển.

Việc mở rộng việc công nhận vắc-xin sẽ cho phép hai loại vắc-xin của Trung Quốc là Sinovac Biotech và Sinopharm được sử dụng rộng rãi hơn. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, hai loại vắc-xin này kém hiệu quả hơn so với vắc-xin của phương Tây.

Ông Tập đã quyết định không tham dự cuộc họp trực tiếp đầu tiên của G20 sau hai năm. Nhà lãnh đạo Trung Quốc không ra nước ngoài trong suốt 21 tháng kể từ giữa tháng 1/2020. Đây có thể xem là nhà lãnh đạo có khoảng thời gian không xuất ngoại lâu nhất trong số các lãnh đạo G20.

Bài phát biểu của ông Tập được đưa ra một ngày trước khi Hội nghị Biến đổi Khí hậu lần thứ 26 của Liên Hợp Quốc (COP26) được tổ chức tại Glasgow, Scotland diễn ra. Hôm thứ Sáu (29/10), ông đã thảo luận chủ đề khí hậu với Thủ tướng Anh Boris Johnson trong một cuộc điện đàm.

Cuộc họp tại Rome cũng thu hút các nhà lập pháp toàn cầu cũng như những người lưu vong chính trị từ Hồng Kông, Tây Tạng, và Tân Cương, những người kêu gọi các thành viên G20 buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của chế độ cộng sản.

Một ngày trước khi hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra, ông Iain Duncan, cựu lãnh đạo Đảng Bảo thủ Anh, chỉ trích: “Một chủ đề mà họ dường như sẽ không thảo luận tại [cuộc họp] G20 thực sự là một vấn đề lớn ai cũng biết nhưng cố tình tránh né, chính là… hành vi sai trái của một trong những quốc gia được cho là quan trọng nhất, đó là Trung Quốc.”

Khi sự quan tâm đối với nguồn gốc của đại dịch tiếp tục gia tăng, Bắc Kinh đã bác bỏ kế hoạch điều tra nguồn gốc virus lần thứ hai của WHO, bao gồm cả việc xem xét khả năng virus thoát ra từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc. 

Hôm thứ Bảy (30/10), chỉ một ngày sau khi cộng đồng tình báo Hoa Kỳ cho biết họ vẫn còn bị chia rẽ ý kiến về nguồn gốc có khả năng nhất của virus, ông Tập đã tuyên bố: “Việc bêu xấu [người khác] về virus và việc chính trị hóa việc truy tìm nguồn gốc [virus] đi ngược lại với tinh thần đoàn kết chống lại đại dịch.”

Báo cáo của cộng đồng tình báo Mỹ kết luận: “Tất cả các cơ quan [tình báo] đều đánh giá rằng hai giả thiết đều có vẽ hợp lý: tiếp xúc tự nhiên với động vật nhiễm bệnh và một sự cố liên quan đến phòng thí nghiệm.” 

Mặc dù đã tiêm chủng cho hơn 3/4 dân số của mình, nhưng Trung Quốc đang phải đối phó với biến chủng Delta rất dễ lây lan, hiện đang gây ra một đợt bùng phát dịch mới.

Trong 14 ngày qua, đã có ít nhất 14 tỉnh thành của Trung Quốc báo cáo các ca nhiễm bệnh mới tại địa phương. Hôm thứ Bảy (30/10), phát ngôn viên Mi Feng của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc thông báo rằng đợt dịch mới vẫn “đang phát triển nhanh chóng, và tình hình kiểm soát dịch bệnh rất nghiêm trọng và phức tạp”.

Trong tuần qua, Bắc Kinh cũng bắt đầu yêu cầu tiêm vắc-xin cho trẻ 3 tuổi, dẫn đến sự lo ngại của một số phụ huynh Trung Quốc vốn ít tin tưởng về độ an toàn của vắc-xin.

Một bà mẹ họ Triệu (Zhao) ở miền nam Tỉnh Quảng Đông nói với The Epoch Times: “Tôi rất sợ con mình sẽ trở thành chuột bạch.” Cô cho biết, cô rất lo lắng trước các vụ bê bối vắc-xin nội địa, vốn đã trở thành nguồn cơn gây náo động quốc gia trong những năm gần đây.

Cô tiết lộ: “Những đứa trẻ đó có thể đi và chạy, nhưng đã bị tàn tật sau khi tiêm một liều vắc-xin bị nhiễm bẩn.” Đồng thời cô còn cho biết, một số bậc phụ huynh đã khuyến nghị cô ấy “tốt hơn là tiêm nước khoáng, bởi vì ít nhất nó an toàn hơn”.

Gia Huy (Theo The Epoch Times)

Xem thêm:

Gia Huy

Published by
Gia Huy

Recent Posts

Bộ Tài chính: Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam…

58 phút ago

TP.HCM: Hàng loạt dự án bị truy thu hơn 800 tỷ đồng nợ tiền sử dụng đất

Thanh tra Chính phủ yêu cầu TP.HCM rà soát, tính toán lại tiền sử dụng…

58 phút ago

EVN và PVN làm chủ đầu tư hai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Việt Nam khởi động lại dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, với hai nhà…

59 phút ago

Hungary thông báo rút khỏi ICC

Chính phủ của Thủ tướng Viktor Orban thông báo rằng Hungary sẽ rút khỏi Tòa…

2 giờ ago

Đặc phái viên của ông Putin sắp đến Washington

Đặc phái viên của ông Putin về hợp tác kinh tế quốc tế sẽ đến…

2 giờ ago

Hoa Kỳ: 80% cổ phiếu lao dốc sau thông tin thuế quan tương hỗ

Thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ không chỉ gây sốc thị trường chứng khoán…

5 giờ ago