Ông Vương Nghị nói với ông Kissinger: ‘Không thể kiềm chế’ Trung Quốc

Nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Vương Nghị nói với ông Henry Kissinger hôm thứ Tư (19/7) rằng, “không thể kiềm chế hoặc bao vây” Trung Quốc, đồng thời ca ngợi vai trò của cựu ngoại trưởng Mỹ trong việc mở rộng quan hệ giữa hai cường quốc.

“Sự phát triển của Trung Quốc có một động lực nội sinh mạnh mẽ và logic lịch sử không thể chối cãi, và không thể cố gắng biến đổi Trung Quốc, và càng không thể bao vây và kiềm chế Trung Quốc,” ông Vương nói với ông Kissinger trong một cuộc họp ở Bắc Kinh, theo tuyên bố của bộ ngoại giao.

Tháng 7/1971, ông Kissinger – khi đó là cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, đã bí mật bay đến Bắc Kinh vào với sứ mệnh thiết lập quan hệ với Trung Quốc cộng sản.

Chuyến đi đã tạo tiền đề cho chuyến thăm Trung Quốc mang tính bước ngoặt của Tổng thống Richard Nixon, người vừa tìm cách làm rung chuyển Chiến tranh Lạnh vừa tranh thủ sự giúp đỡ để chấm dứt Chiến tranh Việt Nam.

Những lời đề nghị của Washington đối với một Bắc Kinh bị cô lập đã góp phần đưa Trung Quốc vươn lên trở thành một cường quốc sản xuất và nền kinh tế lớn nhất thế giới sau Hoa Kỳ.

Kể từ khi rời nhiệm sở, người đoạt giải Nobel Hòa bình Kissinger đã trở nên giàu có khi tư vấn cho các doanh nghiệp về Trung Quốc – và đã cảnh báo về sự chuyển hướng hiếu chiến trong chính sách của Hoa Kỳ.

Ca ngợi “tình bạn được thiết lập với những người bạn cũ” của Trung Quốc, ông Vương hôm 19/7 ca ngợi “những đóng góp lịch sử của ông Kissinger cho sự phát triển phá băng của quan hệ Trung Quốc-Mỹ”.

“Chính sách của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ duy trì mức độ liên tục cao độ và tuân theo các hướng dẫn cơ bản do Chủ tịch Tập Cận Bình đề xuất, đó là tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình và hợp tác cùng có lợi,” ông Vương tiếp tục.

“Ba hướng dẫn này là cơ bản và lâu dài, đồng thời cũng là phương thức đúng đắn để Trung Quốc và Mỹ, hai nước lớn, hòa thuận với nhau,” nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc nhấn mạnh.

“Chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc cần kết hợp sự khôn ngoan ngoại giao kiểu như của ông Kissinger và lòng dũng cảm chính trị kiểu như của Tổng thống Nixon,” ông nhận định thêm.

Ngoài ra, ông Kissinger đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc hôm thứ Ba (18/7) tại Bắc Kinh như một phần của chuyến thăm bất ngờ tới Trung Quốc.

“Ông Kissinger nhìn nhận, trong thế giới ngày nay, thách thức và cơ hội cùng tồn tại, cả Hoa Kỳ và Trung Quốc nên loại bỏ những hiểu lầm, cùng tồn tại hòa bình và tránh đối đầu,” hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.

“Ông bày tỏ hy vọng rằng cả hai bên sẽ phát huy trí tuệ, nỗ lực hết sức để tạo ra kết quả tích cực cho sự phát triển của quan hệ song phương và bảo vệ hòa bình và ổn định thế giới,” thông cáo viết thêm.

Chuyến đi của vị chính khách 100 tuổi tới Trung Quốc trùng với chuyến đi của đặc phái viên khí hậu Hoa Kỳ John Kerry và sau các chuyến thăm gần đây của Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen và Ngoại trưởng Antony Blinken.

Minh Ngọc (Theo AFP)

Published by

Recent Posts

Thủ tướng Ý gọi bản án đối với bà Le Pen là đòn giáng vào nền dân chủ

Thủ tướng Ý Giorgia Meloni đã lên án bản án đối với ứng cử viên…

2 giờ ago

Ngoại trưởng Nga Lavrov: Ukraine không tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn năng lượng

Ukraine đã nhiều lần vi phạm lệnh ngừng bắn một phần do Hoa Kỳ làm…

3 giờ ago

Hải Phòng muốn bán hơn 4.100 căn chung cư thuộc tài sản công

UBND TP. Hải Phòng đề xuất được bán nhà ở cho các hộ dân có…

6 giờ ago

Giá xăng dầu đồng loạt tăng, RON 95 gần 21.000 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt tăng, trong đó tăng mạnh nhất là xăng RON 95…

7 giờ ago

Chính sách Thuế quan của Tổng thống Trump và tác động của nó

Ông Trump đã thực hiện cam kết của mình trong chiến dịch tranh cử, trong…

9 giờ ago

Thuế suất 46%, Việt Nam còn 7 ngày để đàm phán, làm dịu tình thế

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lập tổ phản ứng nhanh với thuế quan đối…

9 giờ ago