Phân tích về các tweet của TT Trump liên quan đến Hồng Kông

Ngày 13 – 14/8, sau khi Tổng thống Mỹ Trump liên tục chia sẻ tweet cảnh báo tình hình Hồng Kông, kêu gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)  trước hết cần “nhân đạo” trong giải quyết vấn đề Hồng Kông, sau đó mới bàn về hiệp định thương mại, nhiều chuyên gia truyền thông hàng đầu đã phân tích thái độ của ông Trump về Hồng Kông, nhận thấy ông đã tiết lộ ít nhất 5 thông tin.

Trump công khai kêu gọi hy vọng gặp Tập Cận Bình để giải quyết vấn đề Hồng Kông. (Ảnh minh hoạ từ Getty Images)

Chuyển biến thái độ của Tổng thống Trump về tình hình Hồng Kông

Gần tối ngày 14/8 (theo giờ miền Đông nước Mỹ), Tổng thống Mỹ Trump liên tục chia sẻ 3 tweet trên Twitter, hai trong số đó có liên quan đến Hồng Kông.

Chia sẻ đầu tiên vào lúc 6:32, TT Trump cho biết, “Trung Quốc muốn đạt được thỏa thuận thương mại, trước tiên cần giải quyết vấn đề Hồng Kông một cách nhân đạo!”

Sau đó 20 phút, TT Trump lại một lần nữa để lại tin nhắn cho ông Tập Cận Bình trên Twitter: “Tôi biết rất rõ Chủ tịch Tập của Trung Quốc. Ông ấy là một nhà lãnh đạo tuyệt vời người có được rất nhiều sự tôn trọng của người dân. Ông ta cũng là một người giỏi trong một “ngành nghề rất khó khăn”. Tôi không có nghi ngờ gì rằng nếu Chủ tịch Tập muốn nhanh chóng giải quyết vấn đề Hồng Kông một cách nhân đạo, ông ấy có thể làm được. Một cuộc gặp cá nhân chăng?”

Về vấn đề này, tại buổi họp báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào ngày 15/8 đã có phóng viên hỏi dò “Liệu TT Trump có thể gặp lãnh đạo Trung Quốc không?” Người phát ngôn Hoa Xuân Oánh trả lời rằng vấn đề Hồng Kông là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, “không quan tâm lực lượng bên ngoài tuyên bố huyên thuyên” , “lãnh đạo hai nước Trung Quốc và Mỹ luôn duy trì liên lạc thông qua các kênh gặp gỡ, điện thoại, thư từ”.

Sau đó, vào lúc 10 giờ sáng ngày 15 (giờ miền Đông của Mỹ), TT Trump đã dẫn tweet của mình ngày hôm trước và viết thêm rằng, nếu ông Tập Cận Bình muốn gặp trực tiếp những người biểu tình, ông tin vấn đề Hồng Kông sẽ có kết quả toàn vẹn.

Phân tích của nhà bình luận Đường Hạo

Nhà quan sát Đường Hạo, chủ biên kênh tin “Ngã tư của thế giới”, là chuyên gia về các vấn đề quốc tế đã có những phân tích về các tweet của TT Trump.

Thứ nhất: Có lẽ  TT Trump nắm được thông tin tình báo và biết tình hình gần đây ĐCSTQ chuẩn bị đàn áp biểu tình Hồng Kông

Ông Đường Hạo cho biết, ban đầu TT Trump luôn giữ thái độ thờ ơ với vấn đề Hồng Kông, nhưng kể từ ngày 13/8 TT Trump đã bất ngờ liên tục chia sẻ trên Twitter đề cập đến Hồng Kông, nhắc đến việc ĐCSTQ huy động quân đội tới biên giới Hồng Kông. Ngày 14/8 TT Trump nhấn mạnh rằng trước tiên ĐCSTQ nên “giải quyết vấn đề Hồng Kông một cách nhân đạo”, qua đó bày tỏ hy vọng được gặp ông Tập Cận Bình để thảo luận về vấn đề Hồng Kông.

Ngoài ra, đáng chú ý là ngay sau động thái ngày 14/8 của Lục quân Chiến khu phía Đông thuộc Quân đội ĐCSTQ đe dọa Hồng Kông trên Weibo (với chia sẻ ám chỉ “Từ Sân vận động Xuân Kiến gần Vịnh Thâm Quyến chỉ mất 10 phút để đến Hồng Kông”), lập tức nhiều nghị sĩ Quốc hội Mỹ đồng loạt lên tiếng cảnh báo ĐCSTQ không được đàn áp Hồng Kông. Ông Đường Hạo nhận định, “Từ những thông tin cho thấy phía Mỹ có thể đang rất lo lắng ĐCSTQ sẽ dùng cách bạo lực vô nhân đạo với người biểu tình Hồng Kông.”

Thứ hai: ĐCSTQ muốn dùng Hồng Kông để trao đổi lợi ích với Mỹ, nhưng TT Trump từ chối

Hôm 13/8, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại vụ Trung ương ĐCSTQ Dương Khiết Trì đã đến New York Mỹ gặp Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Tuy nhiên sau cuộc gặp cả hai bên chỉ công bố trao đổi quan điểm về quan hệ Trung-Mỹ, không tiết lộ nội dung cụ thể trao đổi là gì.

Ông Đường Hạo suy đoán rằng, có thể Dương Khiết Trì muốn tìm cách thông qua các trao đổi lợi ích trong thỏa thuận đàm phán thương mại để đổi lấy phía Mỹ không can thiệp vào vấn đề Hồng Kông, hy vọng Mỹ sẽ không xen vào trong trường hợp ĐCSTQ dùng vũ lực giải quyết tình hình Hồng Kông, nhưng dĩ nhiên bị Trump từ chối. Vì vậy mà Trump mới chia sẻ trên Twitter rằng “Trung Quốc muốn đạt được thỏa thuận thương mại, trước tiên cần giải quyết vấn đề Hồng Kông một cách nhân đạo”. Còn truyền thông ĐCSTQ chỉ đưa tin nhạt nhẽo rằng hai bên “trao đổi quan điểm”.

Ông Đường Hạo nhận định: “Cách nói ‘trao đổi quan điểm’ trong văn hóa của ĐCSTQ có nghĩa là ‘mỗi bên giữ quan điểm của mình, không có trao đổi, không có đồng thuận’, là trao đổi thất bại.”

Thứ ba: TT Trump nối thỏa thuận thương mại gắn với vấn đề Hồng Kông để bảo vệ Hồng Kông

Thực tế quan điểm mà TT Trump công khai cho thấy ông đã gắn kết thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung với vấn đề Hồng Kông, mục đích là để bảo vệ Hồng Kông.

Nhà bình luận Đường Hạo cho rằng nếu ĐCSTQ không giải quyết vấn đề Hồng Kông một cách nhân đạo thì Mỹ sẽ không chỉ bác bỏ thỏa thuận thương mại với Trung Quốc mà còn bổ sung thêm biện pháp trừng phạt kinh tế.

Thứ tư: TT Trump muốn ra mặt bảo vệ Hồng Kông

Giới quan sát bên ngoài chú ý chia sẻ của Trump trên Twitter lại một lần nữa khen ngợi ông Tập Cận Bình, nhấn mạnh mối quan hệ bạn bè với Tập Cận Bình, nhấn mạnh ông Tập “có được rất nhiều sự tôn trọng của người dân”, cũng đồng thời công khai nhắn Tập Cận Bình liệu có nên có “cuộc gặp cá nhân” hay không.

Nhà bình luận Đường Hạo nhận định rằng điều này phản ánh mối quan hệ hiện tại giữa TT Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình không được tốt lắm, nếu không họ đã điện thoại riêng hẹn gặp nhau chứ không phải nhắn nhủ như vậy.

“Nhưng động thái này cũng cho thấy TT Trump muốn tham gia vào quyết định của ông Tập về Hồng Kông cả trong tư cách tổng thống và tư cách quan hệ cá nhân.” Ông Đường Hạo phân tích, TT Trump biết rằng có thể có một cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông, sẽ có đàn áp bạo lực, do đó đã ra mặt để cố gắng ngăn chặn nguy cơ này, muốn ra mặt bảo vệ 7,4 triệu công dân Hồng Kông.

Thứ năm: TT Trump ám chỉ “làm ăn trục trặc” là muốn ngăn Tập Cận Bình có thể quyết định sai lầm

Trong tweet TT Trump cũng chỉ ra rằng Tập Cận Bình là “một người giỏi trong ngành nghề khó khăn’, ông Đường Hạo giải thích rằng câu này ám chỉ ĐCSTQ dù kiêu ngạo trong đối ngoại, nhưng thực tế đang đứng trước nguy cơ sụp đổ cả về đối nội và đối ngoại. Có thể kể đến như nguy cơ về cuộc chiến thương mại, nguy cơ nền kinh tế, nguy cơ nhân quyền, cùng với vấn đề Hồng Kông và cuộc đấu tranh quyền lực nội bộ ở Trung Nam Hải. Do đó TT Trump chỉ ra rằng ông Tập Cận Bình đang trong đảm đương “ngành nghề khó khăn”. Dường như TT Trump có ý muốn hỗ trợ Tập Cận Bình, hy vọng ông Tập không đưa ra quyết định sai lầm.

“Thực tế cũng có thể nhận định rằng, những tweet của TT Trump lần này đồng nghĩa muốn dùng chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và khả năng bản thân để bảo vệ cho Hồng Kông, hy vọng sẽ tránh được cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn ở Hồng Kông, tránh tái diễn thảm kịch Thiên An Môn ngày 4/6/1989 tại Hồng Kông,” ông Đường Hạo nói thêm.

Tuyết Mai

Xem thêm:

Tuyết Mai

Published by
Tuyết Mai

Recent Posts

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

42 phút ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

2 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

3 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

3 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

3 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

3 giờ ago