Qua 6 tháng với COVID-19, chúng ta đã học được gì và nên trông chờ gì?

Sáu tháng trước, Tegan Taylor – nữ phóng viên của tờ ABC Science nước Úc đã trình lên biên tập viên của mình một câu chuyện.

Cô mở lời: “Có một căn bệnh viêm phổi kỳ lạ đang xuất hiện tại Trung Quốc. Chủ đề về những bí ẩn trong ngành Y học rất thú vị phải không?”.

Tuy nhiên cô đã không thuyết phục được biên tập viên của mình. Hồi đầu tháng Giêng, người dân Úc vẫn đang còn vướng trong mớ hỗn độn của khói bụi và hạn hán bởi nạn cháy rừng, cùng những lo lắng về ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe. 

Một tuần sau đó, Taylor cũng đã tìm được cách và đăng một câu chuyện bắt đầu với tựa đề: “Virus corona là gì?”  Đó là một trong những bài báo đầu tiên mà tờ ABC Úc công bố về căn bệnh này.

Vào thời điểm đó, Taylor thật lòng chia sẻ rằng cô có một mối quan tâm sâu sắc và một dự cảm bất thường với trận bùng phát dịch bệnh này, nhưng cá nhân cô vẫn cho rằng nó sẽ lắng xuống nhanh thôi. 

Cách đây 16 năm, SARS – đại dịch có nguồn gốc rất gần với nguồn gốc của dịch COVID-19 lần này đã gây ra hàng ngàn ca nhiễm bệnh và hàng trăm ca tử vong trên toàn thế giới. Nhưng những nỗ lực ngăn chặn lúc ấy cuối cùng đã có thể đưa nó vào tầm kiểm soát, đến mức nó thực sự biến mất kể từ năm 2004.

Vậy với tất cả những gì nhân loại ngày nay biết về virus, y học và dịch tễ học, chúng ta có thể đảm bảo rằng chủng virus mới này cũng sẽ bị diệt trừ?

Ngay cả tại thời điểm đó, những người trong cuộc đã nhận thấy rằng suy nghĩ ấy là quá ngây thơ. 

Hai năm trước, Taylor đã đăng một bài báo với tiêu đề nhìn lại 100 năm sau đại dịch cúm 1918. Lúc ấy, các chuyên gia mà cô phỏng vấn đã mô tả viễn cảnh về một trận đại dịch tiếp theo, họ khẳng định chắc chắn rằng: “Vấn đề không phải là nó có xảy ra hay không, mà là khi nào.”

Đúng vậy, vào thời điểm mà nhân loại đặt tên là “đại dịch cúm Tây Ban Nha 1918”, con người thậm chí còn không biết virus là gì. Và thế kỷ ấy đã đặt cột mốc cho những bước phát triển đột phá về vắc-xin, kháng sinh và những bước nhảy vọt khác trong ngành y tế. 

Nhưng cuộc sống hiện đại của chúng ta ngày nay thậm chí còn mang đến nhiều bước nhảy vọt hơn. Thế giới đã chứng kiến một sự gia tăng chóng mặt trong ngành du lịch, hình thành một cộng đồng toàn cầu được kết nối rộng rãi. Điều này đồng nghĩa rằng bất kỳ tác nhân truyền nhiễm mới nào cũng đều có sức công phá khắp hành tinh khủng khiếp hơn nhiều so với 100 năm trước.

Và chỉ trong vài tháng đầu năm 2020, chúng ta đã được tận mắt chứng kiến kịch bản này xảy ra ngay trong đời thực. 

Những điều chúng ta không biết hồi tháng Một

Tốc độ mà tên lửa COVID-19 phóng quanh thế giới thật kinh khủng. Nhưng tốc độ hiểu biết của khoa học về căn bệnh này cũng đáng ngạc nhiên không kém. 

Dưới đây là câu trả lời cho những câu hỏi tưởng như đơn giản về “căn bệnh viêm phổi bí ẩn” này, nhưng thật ra chỉ mới 6 tháng trước đây thôi, thế giới vẫn còn rất mơ hồ về chúng:

  • Căn bệnh này có lây lan từ người sang người không? (Có, chắc chắn là có.)
  • Người ta có thể bị nhiễm bệnh trước khi các triệu chứng biểu hiện ra ngoài không? (Có.)
  • Virus lây lan như thế nào? (Thông qua những giọt bắn do con người ho, hắt hơi… và được lưu lại trong không khí dưới dạng hạt chất lỏng siêu nhỏ gọi là aerosols.)
  • Ai sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nhất? (Không giống như cúm, COVID-19 có ảnh hưởng tương đối nhẹ với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ – nhưng lại tương tự như cúm, nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người lớn tuổi.)
  • Nó chủ yếu được xem như một căn bệnh về đường hô hấp đúng không? (Bây giờ chúng ta biết rằng nó có khả năng gây tác dụng trên diện rộng đối với cơ thể, đôi khi gây ra những phản ứng viêm nguy hiểm và làm tổn thương các cơ quan bao gồm tim, não và thận.)
  • Người ta gọi nó là gì? (Vào thời điểm đó, nó vẫn chỉ là “một loại virus corona mới”, hay các nhà khoa học còn gọi là 2019-nCoV.)
[Ảnh: Tốc độ lan truyền của virus corona khắp thế giới/ Nguồn: Johns Hopkins Coronavirus Resource Center]

Vậy 6 tháng tới sẽ là gì?

Vẫn còn nhiều điều chúng ta chưa biết về COVID-19.

Chúng ta không rõ liệu những ảnh hưởng lâu dài của căn bệnh đối với sức khỏe là gì.

Chúng ta cũng đã có một vài phương pháp điều trị hữu ích với những người mắc bệnh nặng nhưng các nghiên cứu vẫn còn đang ở giai đoạn sơ khai.

Chúng ta không biết mọi người có khả năng miễn dịch với virus trong bao lâu sau khi họ phục hồi, hoặc bao nhiêu người cần được miễn dịch để đạt tới hiệu ứng miễn dịch cộng đồng. Hiệu ứng này có thể xảy khi có số lượng đủ lớn người trong cộng đồng có khả năng miễn dịch với một căn bệnh, khi đó virus sẽ không thể lây lan mạnh như nếu chúng ta thả lỏng trong tình trạng hiện nay 

Sự thật là chúng ta vẫn chưa có vắc-xin và cũng không chắc rằng việc phát minh ra vắc-xin có khả thi hay không. Mặc dù hiện nay có khoảng 150 loại vắc-xin tiềm năng đang được phát triển, và một vài trong số đó có vẻ rất hứa hẹn. 

Quả là một cơn ác mộng trong 6 tháng qua. Nếu có thể rút ra được bài học gì về bản thân thì đó chính là cách chúng ta đã thích nghi với dịch bệnh và cách khoa học đang chạy đua với sự bùng phát của virus. 

Khi đại dịch này vẫn còn kéo dài, nhiều người trong chúng ta đang vô cùng bối rối khi nhìn về tương.

Có thể tôi lại ngây thơ một lần nữa, nhưng tôi sẽ dùng thái độ lạc quan để nhìn về phía trước, về cuộc chiến chống lại đại dịch của chúng ta trong 6 tháng tới.” Phóng viên Taylor của đài ABC Úc chia sẻ. 

Thu Minh (Theo ABC)

Xem thêm:

Thu Minh

Published by
Thu Minh

Recent Posts

Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không gần biên giới của Ukraine

Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…

43 phút ago

Quân đội Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần

Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…

50 phút ago

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

2 giờ ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

8 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

9 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

9 giờ ago