Hệ thống tên lửa phòng không S-300 (Ảnh: Wikimedia)
Quân đội Nga hôm 11/4 cho biết họ đã phá hủy các hệ thống tên lửa phòng không S-300 do “một quốc gia châu Âu” cung cấp cho quân đội Ukraine.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đã tấn công một nhà chứa máy bay ở ngoại ô phía nam thành phố Dnepropetrovsk, nơi chứa “các thiết bị từ một tổ hợp S-300 do một trong các quốc gia châu Âu cung cấp cho chế độ Ukraine”, theo truyền thông nhà nước.
Moscow không cho biết có bao nhiêu hệ thống S-300 đã bị phá hủy hoặc hư hỏng.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov cũng cho biết trong một tuyên bố ngày 11/4 rằng khoảng hai chục binh sĩ Ukraine cũng đã bị nhắm mục tiêu trong cuộc không kích. Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa hành trình Kalibr để thực hiện vụ tấn công, ông nói.
Tuần trước, Slovakia, quốc gia có đường biên giới nhỏ với Ukraine và là thành viên của NATO, tuyên bố sẽ tặng một trong các hệ thống S-300 của mình cho Kyiv.
Tuy nhiên, Thủ tướng Slovakia, ông Eduard Heger, nói rằng tuyên bố của Nga về việc phá hủy hệ thống S-300 là “một trò lừa bịp” và điều này đã được Ukraine “chính thức xác nhận”.
“Hệ thống S-300 của chúng tôi vẫn chưa bị phá hủy”, Lubica Janikova, phát ngôn viên của ông Heger, cho biết trong một tuyên bố vào tháng 4. Không rõ liệu các quan chức Slovakia có đề cập đến cuộc không kích giống như Nga đề cập đến hay không.
“Nghĩa vụ của chúng tôi là phải giúp đỡ, chứ không phải đứng yên và thờ ơ trước những thiệt hại về nhân mạng dưới sự xâm lược của Nga,” ông Heger cho biết tuần trước về việc cung cấp hệ thống S-300 cho chính phủ Ukraine.
Hoa Kỳ trước đó cho biết sẽ cung cấp cho Slovakia hệ thống phòng không Patriot sau khi nước này chuyển giao hệ thống phòng không S-300 cho Ukraine.
“Tôi muốn cảm ơn chính phủ Slovakia đã cung cấp hệ thống phòng không S-300 cho Ukraine”, Tổng thống Joe Biden cho biết hôm thứ Sáu trong một tuyên bố. “Để thực hiện việc chuyển giao này và đảm bảo an ninh liên tục của Slovakia, Hoa Kỳ sẽ bố trí lại hệ thống tên lửa Patriot của Hoa Kỳ cho Slovakia.”
Quan chức Lầu Năm Góc cũng xác nhận rằng Hoa Kỳ đang xem xét các thỏa thuận tương tự với các nước Đông Âu khác.
Ở một diễn biến khác, vào ngày 11/4, Kyiv cho biết các lực lượng của họ vẫn đang chiến đấu và cầm cự tại thành phố Mariupol.
Ngân Hà (t/h)
Mức thuế đối ứng 46% là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp…
Việt Nam sẵn sàng đàm phán đưa mức thuế nhập khẩu hàng hóa nhập khẩu…
Sau khi bị Mỹ áp thuế đối ứng 49%, Campuchia đã thông báo giảm thuế…
Tổng thống Trump đã đăng video đòn không kích nhắm vào nhóm hàng chục người…
Theo quyết định từ Bộ Thương mại Mỹ, Tập đoàn Hoa Sen chịu thuế chống…
Trong 10 năm qua, một người phụ nữ ở New South Wales, Úc đã sống…