Trong bối cảnh phụ thuộc và bị áp lực từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), gần đây mối quan hệ giữa Nam Phi và Đài Loan đang khủng hoảng, hai bên đang có thêm những động thái đối ứng nhau.
Theo các nguồn tin từ Đài Loan (như CNA và Liberty Times), Chính phủ ĐCSTQ tại Bắc Kinh từ ngày 4 – 6/9 đã tổ chức Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – châu Phi với sự tham gia của đại diện từ hơn 50 nước thành viên diễn đàn châu Phi. Sau cuộc gặp giữa lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình và Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa vào ngày 2/9, họ đã đưa ra “Tuyên bố chung giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Nam Phi về việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện cho kỷ nguyên mới”, đã tuyên bố rằng “Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc”.
Một quan chức đối ngoại Đài Loan cho biết, kể từ hội nghị thượng đỉnh BRICS năm ngoái, chính quyền Nam Phi không ngừng gây áp lực buộc Văn phòng Đại diện Đài Loan tại Nam Phi phải rời đi. Vào tháng 4 năm nay, họ tiếp tục viện dẫn yếu tố chính trị như Nghị quyết 2758 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và “Nguyên tắc Một Trung Quốc”, yêu cầu hạn chót trong 6 tháng, Đài Loan phải chuyển văn phòng đại diện tại Nam Phi từ thủ đô hành chính Pretoria đến thành phố Johannesburg cách đó khoảng 50 phút đi ô tô.
Sau khi Bộ Ngoại giao Đài Loan biết tình hình, đã tiến hành vận động hành lang. Ngoài việc kêu gọi sự hỗ trợ từ các chính trị gia thân thiện Đài Loan trong Chính phủ Nam Phi, còn tìm kiếm ủng hộ từ các nước có lý tưởng tương tự, chẳng hạn như các nước thuộc Nhóm G7, không chỉ đại sứ của các nước thân Đài Loan tại Nam Phi đã viết thư cho các quan chức Chính phủ Nam Phi, mà các quan chức cấp cao của các nước đồng minh cũng đã bày tỏ quan ngại trực tiếp với các quan chức cấp cao của Nam Phi.
Nhưng bất chấp nỗ lực của Bộ Ngoại giao Đài Loan và nỗ lực thay đổi tình hình thông qua các đồng minh G7, vẫn không thể chống lại sức ép ngày càng tăng của ĐCSTQ đối với Nam Phi.
Giới chức đối ngoại Đài Loan tiết lộ, Ngoại trưởng Lâm Gia Long (Lin Chia-lung) đã không chỉ một lần tổ chức các cuộc họp liên quan về vấn đề này, đã chỉ thị xây dựng các biện pháp đối phó với tiêu chí “bảo vệ chủ quyền và phẩm giá của Đài Loan trên cơ sở tính đến lợi ích của Hoa kiều nói chung”. Tuy nhiên, vào ngày tiệc 7/10 mừng Quốc khánh, Văn phòng Đại diện Đài Loan tại Nam Phi đã bị Chính phủ Nam Phi yêu cầu rời khỏi thủ đô Pretoria trong tháng 10. Chính phủ Nam Phi cũng tuyên bố trong email rằng “không có chỗ để đàm phán về việc di dời Đại sứ quán”, còn đe dọa “đóng cửa văn phòng đại diện nếu không tuân thủ”.
Những nguồn tin cho biết, các nước dân chủ trên thế giới đã tuyên bố rằng Nghị quyết 2758 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc không liên quan gì đến Đài Loan, động thái này của Chính phủ Nam Phi chẳng khác gì việc công khai phản đối thế giới, thậm chí còn cố tình chọn thời điểm Quốc khánh Đài Loan, cho thấy Nam Phi có ý định hy sinh Đài Loan để đổi lấy nhiều lợi ích hơn từ Chính phủ Trung Quốc, đó là điều rất đau lòng và càng cho thấy vấn đề môi trường chính trị nội bộ hèn kém của Nam Phi là vấn đề nan giải.
Những nguồn tin cho biết thêm rằng Bộ Ngoại giao Đài Loan tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình, Ngoại trưởng Đài Loan cũng đã thúc đẩy thảo luận về các biện pháp đối ứng. Kế hoạch hành động hiện đang được soạn thảo bao gồm như yêu cầu Văn phòng Nam Phi tại Đài Loan chuyển ra khỏi Đài Bắc, xét duyệt nghiêm ngặt hơn đối với xin thị thực của người Nam Phi, tạm ngừng các nguồn lực trao đổi giáo dục… Ngoài ra, về vấn đề phổ biến giáo viên Nam Phi dạy tiếng Anh ở Đài Loan (hiện có khoảng 5000 người), Đài Loan cũng sẽ ưu tiên thuê giáo viên tiếng Anh từ Eswatini là nước châu Phi lâu nay thân thiện Đài Loan, để tiếp tục giảm số lượng giáo viên tiếng Anh Nam Phi ở Đài Loan.
Quan chức đối ngoại Đài Loan cho biết: “Đài Loan trong nhiều năm đã nỗ lực làm sâu sắc thêm mối quan hệ với Nam Phi, chưa từng khiến Nam Phi thấy thiệt thòi, Đài Loan luôn thể hiện tình cảm chân thành nhất với Chính phủ Nam Phi, nhưng nửa năm qua Chính phủ Nam Phi đã bất chất thiện chí của chúng tôi và cũng phớt lờ sự quan tâm của các nước dân chủ như G7. Hiện Bộ Ngoại giao Đài Loan đã cân nhắc các biện pháp liên quan để bày tỏ Đài Loan hết sức bất bình trước những hành động vô lý của Chính phủ Nam Phi. Đài Loan chắc chắn sẽ có những hành động cụ thể để đáp trả những hành động coi thường tình hữu nghị lâu dài giữa hai nước, nhằm bảo vệ chủ quyền và thể hiện tinh thần bình đẳng phẩm giá có qua có lại”.
Những nguồn tin chỉ ra, Nam Phi “đã uống thuốc độc để giải khát, tự biến thành đồ đệ của ĐCSTQ”. Đài Loan luôn chân thành trong việc thúc đẩy mối quan hệ cùng có lợi với Nam Phi, nhưng Nam Phi đã chọn cách đi ngược tình hữu nghị lâu dài giữa hai nước, Đài Loan sẽ không còn dung thứ cho biểu hiện vô lý đó và sẽ đáp trả những hành động xấu của Nam Phi.
Những nguồn tin ngoại giao Đài Loan còn đề cập vấn đề phụ thuộc kinh tế của Nam Phi vào Trung Quốc ngày càng tăng. Kể từ năm 2015, Trung Quốc đã cung cấp các khoản vay hơn 10 tỷ USD cho các doanh nghiệp nhà nước Nam Phi, bao gồm một khoản tiền lớn để cải thiện giao thông đường sắt, tuy nhiên không giúp giải quyết được các vấn đề kinh tế và an ninh nghiêm trọng của Nam Phi: tỷ lệ thất nghiệp ngày nay của Nam Phi đã vượt 33%, khoảng cách giàu nghèo cao nhất thế giới, cho thấy tình hình hủ bại nghiêm trọng chính trị nội bộ Nam Phi cùng vấn nạn phụ thuộc vào viện trợ từ Trung Quốc.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…