Ngày 7/8, ông Hun Manet đã được Quốc vương Campuchia bổ nhiệm làm lãnh đạo mới của Campuchia, sau khi cha ông là cựu Thủ tướng Hun Sen chấm dứt gần bốn thập kỷ ở cương vị này.
Bức ảnh chụp vào ngày 5/8/2023 cho thấy cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra (bên phải) nói chuyện với Tướng Hun Manet (bên trái) – con trai cả của Thủ tướng Campuchia Hun Sen, trong một sự kiện mừng ngày sinh của ông Hun Sen ngày ở Phnom Penh (Ảnh minh họa: Getty Images)
Vài ngày sau chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử hồi tháng 7, ông Hun Sen – một trong những nhà lãnh đạo tại vị lâu nhất thế giới – tuyên bố sẽ từ chức thủ tướng và trao quyền cho con trai cả.
Các cuộc bầu cử đã bị chỉ trích là giả tạo sau khi Đảng Ánh nến, đối thủ của phe đối lập, bị cấm tranh cử vì lý do kỹ thuật, và Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử quốc hội, giành được 120 trên tổng số 125 ghế nghị sĩ.
Ngày 7/8, theo yêu cầu của ông Hun Sen, Quốc vương Norodom Sihamoni đã ban hành sắc lệnh hoàng gia tuyên bố rằng ông “bổ nhiệm Tiến sĩ Hun Manet làm thủ tướng của Vương quốc Campuchia cho nhiệm kỳ thứ 7 của quốc hội”.
Tuy nhiên, để chính thức trở thành nhà lãnh đạo mới của đất nước, người đàn ông 45 tuổi và nội các mới của ông phải giành được chiến thắng trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại quốc hội vào ngày 22/8.
Chính phủ sắp tới cũng sẽ bổ nhiệm một loạt các bộ trưởng trẻ tuổi – trong đó có một số người đảm nhận các chức vụ do cha của họ truyền lại.
Trong khi khẳng định sẽ không can thiệp vào việc nắm quyền điều hành con trai mình, ông Hun Sen vẫn cam kết với người dân Campuchia rằng ông sẽ tiếp tục kiểm soát nền chính trị của đất nước.
Lên nắm quyền vào năm 1985, ông đã giúp hiện đại hóa một đất nước bị tàn phá bởi nội chiến và nạn diệt chủng, mặc dù không ít người chỉ trích chính quyền của ông đã tạo nên vấn nạn tàn phá môi trường, tham nhũng cố thủ và loại bỏ gần như tất cả các đối thủ chính trị.
Hoa Kỳ, Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Âu đã lên án các cuộc bầu cử vào tháng trước là không tự do và không công bằng.
Ông Hun Sen bác bỏ những cáo buộc đó, đồng thời khẳng định việc chuyển giao quyền lực của ông – một sự kế thừa triều đại được một số nhà phê bình so sánh với Triều Tiên – được thực hiện nhằm duy trì hòa bình và tránh “đổ máu” nếu ông qua đời trong thời gian tại vị.
Ông cũng cảnh báo, nếu tính mạng của Hun Manet bị đe dọa nghiêm trọng, ông sẽ trở lại với tư cách là Thủ tướng.
Các nhà phân tích nhận định, trong khi đã chuẩn bị cho vị trí này trong nhiều năm, con trai cả của ông Hun Sen vẫn chưa được thử thách trên chính trường. Đáng lưu ý, là họ nhận thấy có rất ít kỳ vọng về việc ông Hun Manet sẽ vạch ra một con đường tự do hơn cha mình, mặc dù được hưởng nền giáo dục của Anh và Hoa Kỳ.
Là thành viên của ủy ban thường trực đầy quyền lực của đảng cầm quyền, ông là Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia kể từ năm 2018.
Ông Hun Manet cũng đã gặp một số nhà lãnh đạo thế giới bao gồm Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc, đồng minh chính của Campuchia và là một nhà tài trợ quan trọng.
Sau khi thoái vị, ông Hun Sen sẽ trở thành Chủ tịch Thượng viện vào đầu năm tới và giữ quyền nguyên thủ quốc gia khi quốc vương công du nước ngoài.
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…