Theo bản đánh giá mới đây của Reuters, có những dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đã tăng gấp đôi các nỗ lực do thám ở Đài Loan trong những năm gần đây trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên eo biển Đài Loan.
Bản đánh giá của Reuters về hồ sơ tòa án hôm 20/12 và báo cáo từ các hãng thông tấn chính thức của Đài Loan nêu rõ, trong một thập kỷ qua, ít nhất 21 sĩ quan Đài Loan đang phục vụ hoặc đã nghỉ hưu với cấp bậc đại úy trở lên đã bị kết tội làm gián điệp cho Trung Quốc. Ngoài ra, còn có 9 thành viên khác đang phục vụ hoặc đã nghỉ hưu của lực lượng vũ trang hiện đang bị xét xử hoặc bị điều tra vì nghi ngờ có liên hệ với gián điệp từ Trung Quốc.
Các sĩ quan này bị kết án bị kết tội tuyển dụng gián điệp cho Trung Quốc hoặc chuyển một loạt thông tin nhạy cảm cho Trung Quốc, bao gồm thông tin chi tiết về liên lạc của các sĩ quan cấp cao của Đài Loan và thông tin chi tiết về các đặc vụ của Đài Loan tại Trung Quốc.
Theo nhận định của các chuyên gia theo dõi Đài Loan cũng như các cựu sĩ quan quân đội tại hòn đảo và Hoa Kỳ, những trường hợp nêu trên phản ánh thực trạng rằng, Trung Quốc đã thực hiện một chiến dịch rộng lớn hơn nhằm làm suy yếu vai trò lãnh đạo quân sự và dân sự của hòn đảo dân chủ, ăn mòn ý chí chiến đấu, khai thác thông tin chi tiết về vũ khí công nghệ cao và có được những hiểu biết sâu sắc về kế hoạch quốc phòng của Đài Loan.
Cựu thiếu tướng Lo Hsieh-che được cho là sĩ quan cấp cao nhất bị bắt vì cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc trong 50 năm. Ông từng là người đứng đầu bộ phận thông tin và liên lạc điện tử trong Quân đội Đài Loan cho đến khi bị bắt vào đầu năm 2011.
“Trung Quốc đang tiến hành một nỗ lực xâm nhập có mục tiêu nhằm vào Đài Loan,” Trung tá Hải quân Đài Loan đã nghỉ hưu Lu Li-shih nhìn nhận. Ông nói, các vụ gián điệp cho thấy, Bắc Kinh đã thỏa hiệp với hầu hết các cấp bậc, kể cả các tướng lĩnh cấp cao nhất, bất chấp các chiến dịch giáo dục nội bộ chuyên sâu trong quân đội [Đài Loan] cảnh báo về sự nguy hiểm của nỗ lực gián điệp của Bắc Kinh.
Ông Lu tiếp tục, các đặc vụ của Bắc Kinh thường bắt đầu thu phục mục tiêu của họ thông qua những món quà nhỏ, đồ uống và các bữa ăn. Theo ông Lu, những kẻ tiếp tay thường phải trả rất nhiều tiền cho phần thông tin bí mật đầu tiên được trích xuất từ các sĩ quan đương nhiệm hoặc đã nghỉ hưu. Khoản tiền này sau đó sẽ được sử dụng để tống tiền họ cung cấp thêm thông tin tình báo với giá thấp hơn nhiều.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng sẽ lôi kéo các ‘điệp viên tiềm năng’ của Đài Loan chấp thuận các chuyến đi nước ngoài miễn phí, mà tại đó họ sẽ gặp những người phụng sự chính quyền Trung Quốc cùng các quan chức khác của ĐCSTQ. Có không ít tài liệu chính thức cáo buộc rằng, sáu sĩ quan đang phục vụ và đã nghỉ hưu tại Đài Loan đã nhận được toàn bộ chi phí cho các chuyến đi đến Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Singapore, cũng như các thành phố của Trung Quốc bao gồm Thâm Quyến, Hồng Kông và Ma Cao.
Các nhà phân tích nhấn mạnh, khi Trung Quốc chuẩn bị cuộc xâm lược Đài Loan, họ ý thức rõ được rằng, nếu họ biết trước được các kế hoạch phòng thủ, mã liên lạc, địa điểm trữ vũ khí và địa điểm đóng quân của Đài Loan, điều này sẽ bù đắp những khó khăn trong cuộc tấn công. Các sĩ quan không trung thành [tại Đài Loan] có thể từ chối chiến đấu, đưa lệnh điều động sai cho quân đội hoặc đào tẩu trước khi bị tấn công.
Trong một báo cáo hồi tháng 9 về quân đội Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Đài Loan thừa nhận, khi bị tấn công, các điệp viên của Trung Quốc “ẩn nấp” trên đảo có thể tấn công vào các trung tâm chỉ huy để “tóm gọn” giới lãnh đạo quân sự và chính trị của Đài Loan, cũng như gây mất tinh thần cho lực lượng vũ trang của họ.
Ông Grant Newsham, một đại tá Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã nghỉ hưu cho hay: “Việc nhiều hợp sĩ quan cấp cao nhất của lực lượng vũ trang Đài Loan liên tục bị kết tội gián điệp đã gây ra ảnh hưởng tâm lý đối với quân đoàn và cấp bậc sĩ quan. Và một khi có sự nghi ngờ về tính trung thực của các nhà lãnh đạo, hàng loạt phiền toái sẽ xuất hiện và ngày càng sâu sắc hơn.”
Nhà lập pháp Wang Ting-Yu lưu ý, hình phạt đối với tội phạm gián điệp ở Đài Loan vẫn còn nhẹ. “Hiện tại, thách thức lớn nhất của chúng tôi là các thẩm phán thiếu ý thức về an ninh quốc gia,” ông nhận xét. Trên thực tế, hình phạt nặng nhất cho các tội danh liên quan đến gián điệp của ĐCSTQ có thể là tử hình, dựa trên các quy định pháp luật mới nhất của hòn đảo.
Ông Su Tzu-Yun, Giám đốc Bộ phận Chiến lược và Tài nguyên Quốc phòng thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh ở Đài Loan, khuyến nghị hình thành một tòa án chuyên biệt, tạm thời có thể là một giải pháp thay thế cho việc chống lại tội phạm gián điệp trong nền dân chủ. Ông cảnh báo: “Kẻ thù của chúng ta sẽ dùng mọi cách để mở rộng mạng lưới gián điệp của họ.”
Tuy nhiên, ông tin rằng Đài Loan sẽ sớm chặn các lỗ hổng an ninh quốc gia của mình. Ông khẳng định: “Chúng tôi sẽ không phải lo lắng về vấn đề này quá nhiều.”
Minh Ngọc (Theo ET, Reuters)
Xem thêm:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…